Bạn bị đau xương khớp, bạn muốn tìm thuốc chữa bệnh xương khớp, bạn chưa biết loại nào tốt? Thuốc chữa bệnh xương khớp an toàn hiệu quả là câu hỏi của nhiều người. Bệnh xương khớp là căn bệnh khá phổ biến hiện nay và nhiều người mắc phải. Bệnh lý cơ xương khớp có tỷ lệ gây tàn phế cao nhất hiện nay. Bệnh đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa và có chiều hướng xuất hiện rộng rãi ở mọi đối tượng. Hiện nay cũng có nhiều sản phẩm giúp điều trị bệnh xương khớp hiệu quả. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
* Thuốc chữa bệnh xương khớp
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm giúp chữa bệnh xương khớp. Sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng phải kể đến Bi-Jcare bổ xương khớp của Mỹ.
Bi-Jcare là một bước đột phá mới trong điều trị các bệnh lý về khớp. Đây là một công thức hoàn hảo nhất để chăm sóc sức khỏe xương khớp. Trong nhiều thập niên qua, việc điều trị viêm khớp chủ yếu là dùng các thuốc kháng viêm giảm đau nhằm mục đích giảm các triệu chứng đau và hạn chế vận động khớp viêm cho người bệnh. Tuy nhiên những thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ và thường không cải thiện được tình trạng bệnh lý của sụn khớp bị hư hỏng. Vì vậy tác dụng của nhóm thuốc này chủ yếu chỉ nhằm giảm bớt hiện tượng viêm, cắt cơn đau mà thôi.
Gần đây, Bio-Care Lab đã nghiên cứu và tìm ra một loại sản phẩm tương tác lên bệnh lý của sụn khớp một cách hiệu quả đó là TPCN Bi-Jcare. Thực tế lâm sàng cho thấy khớp Bi-JCare mang lại các kết quả ngoài sức mong đợi. Bi-JCare là sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên, đây là công thức kết hợp toàn diện để hỗ trợ sức khỏe xương khớp.
Bi-JCare công thức kết hợp đặc biệt giữa các hợp chất quan trọng nhất để khắc phục tình trạng bệnh lý của xương khớp, kiến tạo, tăng cường và chăm sóc sức khỏe hệ xương khớp. Glucosamine, Chondroitin sulfat, Type II Collagen, Hyaluronic acid, Boswellia Extract, MSM và bột rễ gừng và các muối khoáng, vi lương tạo ra một sản phẩm siêu cường dinh dưỡng khớp, bôi trơn các khớp xương, hỗ trợ cấu trúc của xương, sụn, da và các mô khác trong cơ thể. Bi-JCare có thể sử dụng cho các đối tượng là người bắt đầu thấy xuất hiện các dấu hiệu sưng, nóng đỏ, đau các khớp, dấu hiệu lão hóa của xương khớp như: đau âm ỉ, mỏi các khớp, đau nhức thường xuyên xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế.
Bi-Jcare giúp nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp. Bi-Jcare là một trị liệu lý tưởng cho viêm bao hoạt dịch, viêm xương khớp cấp và mãn, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp và thoái hóa khớp...
Bi-Jcare hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị thoát vị đĩa đệm.
- Người bị bong gân, giãn dây chằng
- Người bị viêm khớp cấp và mãn tính
- Người bị thoái hóa khớp, tổn thương khớp.
- Người bị khô khớp, ít dịch nhờn khớp
Bi-Jcare - Giúp nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, làm tăng dịch nhờn bôi trơn các khớp xương, mạnh gân, phục hồi tính linh hoạt của mối liên kết cơ – gân – khớp. Giúp phục hồi và giảm đau trong các trường hợp viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, giãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.
Xem thêm trên Website tại: >>> TPCN Bi-Jcare bổ xương khớp của Mỹ
Video về công dụng của Bi-Jcare với hệ xương khớp
* Tìm hiểu thêm về bệnh lý xương khớp
1. Các bệnh xương khớp thường gặp
+ Viêm khớp: Viêm khớp là căn bệnh về xương khớp phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tình trạng viêm xảy ra chính là cơ chế tự vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài như chấn thương hoặc từ bên trong như di truyền, nhiễm trùng,... Có rất nhiều dạng viêm khớp khác nhau, tuy nhiên một số dạng thường thấy là: viêm khớp dạng thấp, viêm do thoái hóa, thấp khớp cấp, bệnh gout, viêm khớp nhiễm trùng. Khi thấy các khớp có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau, cứng khớp, người bệnh nên nghĩ ngay đến viêm khớp. Đa số các bệnh viêm khớp đều khó điều trị dứt điểm. Bệnh dễ tái phát trở lại và tăng nặng hơn. Để lâu ngày có thể dẫn đến đau nhức, mất khả năng vận động hoặc thậm chí bị tàn phế nên cần cải thiện sớm.
+ Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp cũng là một trong những bệnh cơ xương khớp thường gặp. Đây là tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp. Thoái hóa khớp thường tiến triển chậm. Thông thường, người bệnh có các biểu hiện đau âm ỉ ở phần tiếp nối giữa hai đầu xương và cứng khớp (thường xảy ra sau khi vừa thức dậy hoặc đứng lâu, ngồi lâu), sưng tấy tại một hoặc nhiều khớp, nghe tiếng lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi khớp gối, người bệnh càng vận động sẽ càng đau nhiều hơn.
Thoái hóa khớp thường xảy ra ở cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp gối, khớp háng, khớp ngón tay,… Nếu thấy đau nhức ở các khớp này và khó di chuyển trong hai tuần thì bệnh thoái hóa khớp có thể đang đe dọa sức khỏe xương khớp của bạn.
Nguyên nhân gây bệnh do tuổi tác là chủ yếu. Thời gian gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho sụn khớp và xương dưới sụn. Bên cạnh đó, các hoạt động cơ học tác động lên khớp thường xuyên do công việc, sinh hoạt… cũng thúc đẩy thoái hóa hóa khớp diễn ra sớm hơn.
+ Thoát vị đĩa đệm: Thêm một bệnh về xương khớp phổ biến hiện nay là thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là do nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm do các yếu tố như: di truyền, tư thế sai trong lao động, vận động, thoái hóa tự nhiên... Ngoài ra, bị tai nạn, chấn thương cột sống cũng gây thoát vị đĩa đệm. Người bị thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm mất nước. Bệnh gây nên những triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay đau từ vùng cổ, gáy lan ra hai vai xuống cánh tay, bàn tay,… Song song đó bệnh thường gây đau cột sống và đau rễ thần kinh, mỗi đợt đau kéo dài từ 1-2 tuần. Giai đoạn đầu có thể đau âm ỉ nhưng càng về sau càng đau nhiều và dữ dội hơn.
Tương tự như thoái hóa khớp hay viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm khó chữa trị khỏi hoàn toàn. Một khi nhân nhầy đã thoát ra ngoài, cột sống sẽ trở nên yếu và dễ bị mất ổn định. Hơn nữa, cơn đau thoát vị có thể khiến cho dáng đi đứng của người bệnh bị thay đổi, dẫn đến teo cơ, vẹo cột sống.
Với bất kỳ bệnh cơ xương khớp nào thì triệu chứng đau chính là biểu hiện giúp chúng ta dễ dàng nhận biết có sự bất ổn hệ cơ xương khớp. Vì thế, ngay khi khớp xương phát ra những tín hiệu đầu tiên, bạn nên gặp chuyên gia chuyên khoa để được khám và cải thiện tốt nhất. Việc chẩn đoán và cải thiện sớm sẽ giúp giảm thiểu đáng kể cơn đau và nguy cơ tàn phế.
2. Một số cách phòng tránh bệnh lý xương khớp
+ Chế độ vận động: Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, vận động vừa sức cũng giúp chúng ta phòng tránh được các tổn thương cho xương khớp. Bạn nên bắt đầu từ những bài tập nhẹ nhàng rồi dần dần nâng lên bài tập nặng hơn, không nên tập ngay từ đầu những bài tập quá nặng.
+ Điều chỉnh cân nặng: Do lực đè nặng lên khớp nên béo phì thừa cân có thể làm tổn thương đến các khớp. Chính vì thế chúng ta cần phải điều chỉnh cân nặng cho hợp lý để có thể giảm bớt sức nặng nên khớp. Giảm cân là một trong những biện pháp để tránh các bệnh về xương khớp.
+ Chế độ làm việc: Bạn không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự chịu đựng của xương khớp. Trong khoảng 1 tiếng chúng ta nên vận động một lần không nên ngồi hoặc đứng liên tục quá lâu, nên thay đổi tư thế cho thoải mái hơn. Đặc biệt chú ý khi làm việc trong môi trường lạnh cần mang tất chân để giữ ấm giúp phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
+ Cẩn thận với bệnh cảm: Tại sao việc phòng tránh bệnh xương khớp cũng phải cẩn thận với bệnh cảm? Có lẽ đây là câu hỏi chung của rất nhiều người. Bệnh cảm có các biểu hiện như ho, viêm amiđan, viêm họng,…. là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh thấp khớp nếu biến chứng của bệnh nặng. Vì vậy, khi bị cảm cúm cần phải cẩn thận, điều trị dứt điểm ho, viêm họng để virus không thể sản sinh gây ra nhiều phản ứng nguy hiểm.
+ Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng giúp bạn phòng tránh được các bệnh về xương khớp. Canxi là chất dinh dưỡng rất tốt cho hệ xương khớp, vì vậy chúng ta nên bổ sung canxi cho cơ thể để phòng các bệnh về xương khớp (viêm khớp, thoái hóa khớp,…), chống loãng xương. Các bạn có thể bổ sung canxi thông qua việc ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi như là cá, tôm, cua,…
Ngoài những thực phẩm đó ra thì sữa cũng là một loại đồ uống có thành phần dinh dưỡng chứa nhiều canxi. Để phòng tránh các bệnh về xương khớp bạn có thể uống 1 - 2 ly sữa mỗi ngày. Cũng cần bổ sung thực phẩm rau quả như súp lơ, cam, dâu tây, rau cải, đu đủ,… để giúp hệ xương vững chắc. Ngoài ra còn có hạt dẻ, hạnh nhân, đậu phộng,… cũng chứa boron - một chất giúp xương chắc khỏe.
3. Cách điều trị bệnh xương khớp
+ Chữa đau nhức xương khớp bằng thuốc tây: Tùy thuộc vào mức độ cơn đau và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc giảm đau xương khớp phù hợp. Loại thuốc thường được sử dụng là paracetamol.Nếu sử dụng paracetamol mà không kiểm soát được cơn đau nhức xương khớp có thể bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau mạnh hơn, có thể là thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Đây là loại thuốc giảm đau khác có thể được sử dụng nếu như paracetamol không hoạt động. Codein giúp giảm đau nhức xương khớp nghiêm trọng nhưng có thể gây tác dụng phụ như buồn ngủ, buồn nôn và táo bón.
Tiêm steroid: Có thể được sử dụng để trị đau nhức xương khớp khi các loai thuốc trên không hiệu quả. Steroid được tiêm trực tiếp vào vị trí đau nhức.
Tuy nhiên, Steroid chỉ có tác dụng ngắn hạn. Nếu tiêm Steroid có hiệu quả thì chỉ được tiêm tối đa 3 mũi trong cùng vị trí đau, khoảng cách từ 3 – 6 tháng giữa các mũi tiêm.
+ Trị đau xương khớp bằng bài thuốc dân gian:
Lá lốt: Lá lốt được biết đến là thần dược trị đau nhức xương khớp, chữa sưng viêm, phong thấp hiệu quả.
Cách thực hiện: Lá lốt tươi đem phơi khô trong bóng râm. Cần tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp do làm bay chất tốt trong lá lốt. Dùng lá lốt héo sắc với nước, đun sôi khoảng 30 phút. Chắt lấy nước, để nguội bớt rồi uống sau khi ăn tối. Hoặc có thể dùng lá lốt ăn sống hay chế biến thành món ăn bổ dưỡng cũng rất tốt cho xương khớp, hỗ trợ trị đau xương khớp hiệu quả.
Ngải cứu trắng: Ngải cứu trắng rửa sạch, thêm muối rồi đổ nước nóng lên. Sau đó đắp vào khớp bị sưng đau.
Tác dụng: Giảm đau nhức xương khớp và khớp sẽ bớt sưng hơn. Ngoài ra, cách này còn có tác dụng phòng ngừa bệnh nếu thực hiện hàng ngày.
Đu đủ: Đu đủ không chỉ là loại quả bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng trị bệnh. Dùng đu đủ chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả nhiều người đã áp dụng thành công.
Cách thực hiện: Dùng ½ quả đu đủ xanh, gọt vỏ, rửa sạch lại rồi thái miếng nhỏ, cho vào nồi. Thêm 2 bát nước và 30g mễ nhân sống vào. Đun sôi lửa liu riu đến khi đu đủ, mễ nhân chín mềm thì thêm một ít đường trắng vào. Để nguội bớt rồi ăn. Ăn liên tục, đều đặn sau một thời gian chứng đau nhức xương khớp sẽ biến mất.
Cây trinh nữ: Rễ trinh nữ rửa sạch, thái mỏng rồi tẩm rượu. Sao khô cho thêm dùng để sắc uống. Mỗi lần lấy 20 – 30g sắc với 400ml, đến khi cô cạn còn 100ml nước là được. Chia nước thuốc thành 2 lần trên ngày. Cũng có thể nấu thành cao lỏng rồi pha với rượu dùng dần.
Dùng thực phẩm chức năng giúp chữa bệnh sẽ là phương án hiệu quả và an toàn được nhiều người lựa chọn.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu thuốc chữa bệnh xương khớp an toàn hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét