Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

Cách chữa thoái hóa khớp bằng cây xương rồng


Bạn bị thoái hóa cột sống, bạn được mách dùng cây xương rồng để chữa, bạn chưa biết làm cách nào? Cách chữa thoái hóa khớp bằng cây xương rồng là câu hỏi của nhiều người. Thoái hóa cột sống là căn bệnh phổ biến hàng đầu hiện nay nó xuất hiện không chỉ ở người già mà người trẻ cũng mắc phải. Nó là một bệnh khó chữa và gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe người bệnh. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng như thế nào.
Cách chữa thoái hóa khớp bằng cây xương rồng
* Tìm hiểu về công dụng của cây xương rồng
Cây xương rồng là tên gọi chung cho các nhóm cây mọng nước. Cây xương rồng là loại thực vật có khả năng trữ nước trong cơ thể của chúng để có thể tự tồn tại trong điều kiện khô hạn lâu dài của các vùng hoang mạc khô nóng và thiếu dưỡng chất.
Cây có thể tự biến đổi hình thể thân, lá, hoa, rễ thành các dạng tối thiểu hóa sự mất nước để dễ dàng thích nghi và phát triển theo môi trường sống khắc nghiệt ở các vùng khô nóng. Cho nên ở các vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới gió mùa không khí ẩm ướt nên khi chúng ta tưới quá nhiều nước thì cây dễ bị úng nước và chết. Một trong những đặc điểm dễ nhân dạng họ nhà xương rồng nhất chính là các núm gai mọc nhiều quanh thân của chúng và các chồi mới mọc ra từ nhúm gai này.
Đông y cho rằng, xương rồng có vị đắng, tính hàn và có độc nên phải dùng đúng loại xương rồng thì mới có được tác dụng trị bệnh của nó. Một số loài xương rồng thường được dân gian sử dụng để chữa đau bụng, táo bón, giải độc, sát trùng hoặc các bệnh về xương khớp, thoái hóa cột sống. Với những người mắc bệnh thoái hóa cột sống thì loại xương rồng tốt nhất để sử dụng trong điều trị bệnh là xương rồng tai thỏ và xương rồng ông.
+ Xương rồng giúp hạ đường huyết: Nhiều nghiên cứu cho thấy xương rồng còn giúp hạ đường huyết rất công hiệu. Bạn hãy dùng 500g lá xương rông nấu sôi, chia ra uống 2 - 3 lần trong ngày. Uống cho đến khi lượng đường trong máu bình ổn lại.
+ Chữa đau lưng, bệnh gai cột sống: Cách chữa bệnh này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần lấy xương rồng tươi, ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút, sau đó nướng xương rồng trên bếp than hoa khoảng 5 phút rồi cuộn vào chiếc khăn xô mỏng đắp lên vùng lưng bị đau.
+ Chữa đau răng: Khi bị bệnh răng miệng, đau nhức răng, hãy hái cành xương rồng cạo bỏ gai, sau đó đem nướng đến khi miếng xương rồng nóng mềm rồi giã nát. Tiếp đó bạn phải nhặt bỏ xơ và thêm ít muối vào trộn đều. Cuối cùng lấy xương rồng giã đắp vào chỗ răng đau và ngậm.
+ Xương rồng chữa sốt, tiêu đờm: Bạn có thể lấy nước ép từ quả của cây xương rồng sau đó trộn với mật ong chia ra uống nhiều lần trong ngày. Vì xương rồng có tính mát, có khả năng giải nhiệt nên nước uống có thể chữa sốt giúp hạ sốt khá hiệu quả. Ngoài ra nước uống này còn giúp tiêu đờm, tống đờm ra ngoài khá tốt.
+ Xương rồng chữa mụn nhọt: Bạn lấy cành xương rồng bổ làm đôi, hơ trên lửa cho nóng sau đó áp miếng xương rồng đã hơ nóng và mụn nhọt đang sưng đau. Nước xương rồng và hơi nóng từ cành xương rồng có tác dụng tiêu độc trong mụn, giảm sưng đau khó chịu. Cách thứ 2 đó là giã nát xương rồng đã cạo sạch gai với lá ớt, lá mồng tơi đắp lên vết mụn sẽ giúp hút mủ trọng mụn, giảm đau nhức rất tốt.
Cách chữa thoái hóa khớp bằng cây xương rồng
* Cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng
Cây xương rồng có thể giúp người bệnh thoái hóa cột sống sát trùng các vết thương, ngăn ngừa sự xâm nhập và tấn công của các tác nhân gây hại từ bên ngoài làm nghiêm trọng hơn tình trạng của vùng bị thoái hóa. Các bài thuốc từ xương rồng giảm đau nhanh các triệu chứng đau tức thời của bệnh thoái hóa cột sống. Nếu kiên trì sử dụng bài thuốc trong thời gian dài thì bệnh tình có thể được điều trị một cách triệt để, rất nhiều người đã áp dụng vào thoát khỏi bệnh một cách không ngờ. Việc áp dụng biện pháp chườm nóng hay đắp xương rồng lên vùng bị thoái hóa sẽ giúp tác động trực tiếp lên vùng bị đau và giảm đau nhanh chóng. Hơn nữa, loại cây này không chỉ có tác dụng nhanh mà còn rất an toàn khi sử dụng nên người bệnh có thể yên tâm chữa trị theo các bài thuốc này.
+ Bài thuốc từ cây xương rồng chữa thoái hóa cột sống
Xương rồng tai thỏ hay còn gọi là xương rồng bàn tay là loại xương rồng thường được dùng để làm cảnh rất nhiều ở nước ta với hình dáng thon dài như tai thỏ và mỏng mình, không cứng như xương rồng 3 gai hay xương rồng ông.
- Nguyên liệu cần để làm bài thuốc: Xương rồng tai thỏ: 1 nhánh; Dấm gạo: 100ml; Lá chuối hột.
- Cách làm bài thuốc: Bài thuốc này được làm khá kì công và cần nhiều công đoạn nên người bệnh cần để ý và thực hiện cho đúng các bước làm sau: Xương rồng tai thỏ sau khi hái về hãy rửa sạch sau đó dùng kim hoặc vật nhọn nào đó đâm lên 2 mặt của xương rồng để chúng chả ra hết nhựa. Khi xương rồng đã hết nhựa, hãy ngâm nhúng vào bát dấm đã chuẩn bị trong khoảng 30 phút. Chúng ta nên chọn loại dấm gạo nguyên chất để tăng hiệu quả của bài thuốc nhé. Sau 30 phút, vớt miếng xương rồng ra để ráo và xếp chúng vào chiếc vỉ nướng. Nướng xương rồng trên bếp than hoặc bếp củi. Thời gian nướng và nhiệt lượng vừa đủ cho màu xanh diệp lục trên nhánh xương rồng hơi ngả sang màu vàng. Kiểm tra bề mặt nhánh xương rồng vừa mềm là được. Sau khi nướng xong, ta nhanh tay lấy lá chuối hột và bọc miếng xương rồng lại khi còn nóng.
Cách chữa thoái hóa khớp bằng cây xương rồng
- Cách sử dụng bài thuốc: Khi đã sơ chế và hoàn tất các bước trên, chúng ta hãy để người bệnh nằm thư giãn trên giường và tiến hành đặt xương rồng vào vùng bị đau. Nếu là đau vùng cổ thì đặt chúng đằng sau gáy còn thoái hóa cột sống lưng thì quấn ở phần dưới lưng. Chúng ta nên để yên và nằm thư giãn khoảng 15 đến 20 phút khi miếng xương rồng đã hết nóng và nguội lại.
Lưu ý khi sử dụng bài thuốc: khi quấn miếng xương rồng nóng đó là cần quấn chặt nhưng phải hết sức cẩn thận, quấn kĩ không để hở bởi nếu hở sẽ khiến dịch nóng từ miếng xương rồng chảy ra khi bị ép sẽ gây bỏng rát cho da và sẽ không thể thực hiện được bài thuốc nữa. Hơn nữa, chúng ta cũng không nên quấn miếng xương rồng quá dày bởi như vậy miếng xương rồng sẽ khó truyền được nhiệt qua da đến vị trí đau và gây ra tình trạng mất nhiệt, không đủ để giảm đau do thoái hóa cột sống từ đó hiệu quả điều trị sẽ không còn.
Xương rồng là một bài thuốc quý trong dân gian tuy nhiên chúng ta cũng cần hết sức lưu ý khi sử dụng bởi xương rồng có độc. Phần độc nhất trong xương rồng chính là phần nhựa của chúng. Vì vậy cho nên trong bài thuốc trên chúng ta mới cần chọc hết nhựa của nó và ngâm qua dấm. Tuyệt đối không để bắn nhựa xương rồng vào mắt để tránh gây hại cho mắt.
Có thể bạn quan tâm:
Bi-Jcare

Đau nhức xương khớp toàn thân là gì và cách phòng bệnh ra sao


Bạn bị đau nhức xương khớp toàn thân, bạn muốn tìm cách chữa trị, bạn chưa biết cách nào? Đau nhức xương khớp toàn thân là gì và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Đau nhức toàn thân là hiện tượng hầu như ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua. Cảm giác toàn thân ê ẩm, mệt mỏi khiến bạn chỉ muốn nằm trên giường để nghỉ ngơi và chẳng còn tâm trí muốn làm gì nữa. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu đau nhức xương khớp toàn thân như thế nào.
Đau nhức xương khớp toàn thân là gì và cách phòng bệnh ra sao
* Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp toàn thân
Người bệnh thường cảm thấy đau khắp người khi ấn vào các vị trí cổ, vai, lưng, đùi, bắp tay, bắp chân… Ngoài các triệu chứng đau nhức còn kèm theo đau ngực, khó thở, khó nuốt, chán ăn…
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn dễ gặp phải tình trạng đau mỏi khắp người. Một số nguyên nhân thông thường là do vận động quá mức, chơi thể thao cường độ cao, tư thế nằm và ngồi không đúng, ít vận động, thời tiết thay đổi hay cơ thể thiếu canxi…
Ngoài ra, một số trường hợp nhức mỏi kéo dài có thể liên quan đến các bệnh cơ xương khớp, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh ngoại biên… Trong trường hợp này, bạn nên để ý tình trạng đau nhức để đến bác sĩ khám bệnh và được chữa trị đúng cách.
* Những vùng thường bị nhức mỏi hơn
+ Đau mỏi cổ: Một trong những triệu chứng điển hình của đau nhức toàn thân là đau và mỏi cổ, tình trạng này có thể lan xuống vai, xảy ra ở cả nam lẫn nữ và mọi lứa tuổi. Bạn sẽ cảm thấy đau âm ỉ ở cổ, đôi khi cơn đau còn lan ra các vị trí khác như gáy, thái dương, tai hoặc lan xuống vai gây co cứng cơ.
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mỏi cổ:
- Gối đầu quá cao khi ngủ;
- Ngồi trước màn hình vi tính, ti vi quá lâu mà không vận động;
- Thời tiết thay đổi (thường là thời tiết lạnh khiến xương dễ bị ảnh hưởng);
- Gội đầu thường xuyên vào ban đêm làm giảm lượng oxy cung cấp cho các mạch máu.
- Ngoài ra, nguyên nhân dẫn tới mỏi cổ còn do tổn thương cột sống cổ như tổn thương đĩa liên đốt sống sau chấn thương.
+ Đau vai gáy: Khi thời tiết thay đổi, đau vai là tình trạng khó tránh, nhất là với những phụ nữ ở độ tuổi trung niên. Đau vai gáy là một dạng đau thức toàn thân do rối loạn thần kinh cơ gây ra. Bạn sẽ thường gặp tình trạng này sau khi ngủ dậy vào buổi sáng. Phần cổ sau gáy kéo dài xuống hai bả vai sẽ gây nhức mỏi, khó chịu. Đây là bệnh có liên quan đến hệ thống cơ xương khớp, mạch máu vùng vai và gáy do rối loạn tuần hoàn gây thiếu máu ở vùng đốt sống cổ. Khi thời tiết thay đổi làm mạch máu tắc nghẽn hoặc cơ thể đang bị cảm là hai trong các nguyên nhân chính gây nên tình trạng trên.
Đau nhức xương khớp toàn thân là gì và cách phòng bệnh ra sao
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như:
- Sử dụng gối nằm quá cao;
- Ngồi quá nhiều và ít vận động.
- Nằm không đúng tư thế (nằm nghiêng quá lâu, nằm co quắp người,…) nên mạch máu và cơ bị chèn ép khiến máu không thể lưu thông;
- Tập thể dục cũng là một trong những phương pháp hạn chế nguy cơ đau nhức toàn thân. Nếu bạn là một trong những người ít vận động, ngồi nhiều và làm việc trí óc thì bạn cần phải lập thói quen tập thể dục ngay lập tức! Hãy bắt đầu với bài viết Gợi ý tập thể dục theo độ tuổi của Hello Bacsi.
+ Nhức mỏi cánh tay: Nhức mỏi cánh tay là hiện tượng nhức mỏi cơ bắp tay, cổ tay và ảnh hưởng đến hoạt động của cánh tay. Tình trạng này thường xảy ra ở mọi lứa tuổi và gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày. Nhức mỏi cánh tay thường xuất hiện khi bạn vừa ngủ dậy hoặc vào cuối ngày khi bạn đã làm xong mọi công việc.
Nguyên nhân gây nhức mỏi tay:
- Những người lớn tuổi ít vận động;
- Cơ thể thiếu canxi và dễ bị chuột rút;
- Làm việc nặng liên quan đến tay như khuân vác;
- Tư thế nằm ngủ đè áp tay khiến máu không thể lưu thông;
- Những người tham gia thể thao nặng, hoạt động quá sức;
- Do sử dụng một số loại thuốc kháng sinh với liều lượng cao.
- Những người có bệnh về cơ xương khớp như thoái hóa, viêm khớp, ung thư xương…;
- Chấn thương mạnh ở tay khiến máu tích tụ ngày càng nhiều gây ra hiện tượng đau nhức;
- Những người có bệnh lý như tiểu đường, xơ vữa động mạch, thiếu máu não, các bệnh về gan và thận…
Khi cơ thể có những dấu hiệu nhức mỏi tay, bạn đừng nên chủ quan mà hãy đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Nếu càng thờ ơ với các cơn đau nhức, dần dần nó sẽ khiến cho cơ thể của bạn mệt mỏi, stress dẫn đến ăn uống không ngon, ngủ không đủ giấc hoặc mất ngủ.
+ Đau lưng: Đau lưng là tình trạng thường thấy ở hầu hết mọi lứa tuổi. Đau lưng khiến bạn khó khăn trong các hoạt động chạy nhảy và cúi người.
Đau lưng được chia thành 3 loại:
- Đau lưng bán cấp: cơn đau kéo dài 6–12 tuần;
- Đau lưng mãn tính: cơn đau thường kéo dài trong ít nhất 12 tuần.
- Đau lưng cấp tính: loại đau lưng này thường kéo dài dưới 6 tuần. Đau cấp tính có thể gây ra do các nguyên nhân như ngã hay va chạm mạnh ở vùng lưng;
Đau nhức xương khớp toàn thân là gì và cách phòng bệnh ra sao
Những nguyên nhân gây đau lưng:
- Chấn thương;
- Lạc nội mạc tử cung.
- Bong gân và trật vẹo trong vùng thắt lưng;
- Vẹo cột sống: cột sống có hình dạng bất thường;
- Thoát vị đĩa đệm: xảy ra khi đĩa đệm trật ra bên ngoài thông qua vết nứt;
- Hẹp ống sống: khi các kênh cột sống bị thu hẹp và gây áp lực lên cột sống;
- Tư thế vẹo: khi bạn ngồi, đứng, hoặc đi bộ với tư thế xấu kéo dài hoặc lặp đi lặp lại;
- Thoái hóa đốt sống: là một phần của quá trình lão hóa ảnh hưởng đến các khớp xương và đĩa trong cột sống;
+ Nhức mỏi chân: Nhức mỏi chân cũng phổ biến như nhức mỏi vai gáy và nhức mỏi tay. Nó cũng thường xảy ra ở những người ít vận động và những người lớn tuổi có vấn đề về xương khớp. Nhức mỏi chân khiến đùi và bắp chân có cảm giác mỏi mệt, tê nhức và đôi khi còn xuất hiện chứng chuột rút. Nhức mỏi chân không nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động hằng ngày của cơ thể như việc đi lại, chạy nhảy hay tập thể dục.
Nguyên nhân khiến bạn nhức mỏi chân:
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
- Tập luyện những động tác quá mạnh ở cơ chân;
- Cơ thể thiếu canxi và vitamin D dễ gây ra tình trạng loãng xương và đau mỏi tay chân;
- Ngồi một chỗ quá lâu và không vận động khiến chân dễ bị tê ở bàn chân và nhức mỏi bắp chân;
- Một số bệnh lý về cơ xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, tiểu đường…;
- Khi tuổi càng cao, xương khớp bắt đầu lão hóa, nhiều vấn đề xương khớp có thể xảy ra và gây đau nhức hay nhức mỏi;
- Thừa cân, béo phì khiến trọng lượng cơ thể dồn vào các khớp gối, khớp bàn chân nên dễ khiến bạn đau nhức chân;
- Thay đổi thời tiết, nhất là vào mùa lạnh tình trạng này thường diễn ra do lượng máu lưu thông hạn chế nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp và cơ vùng chân;
Đau nhức xương khớp toàn thân là gì và cách phòng bệnh ra sao
- Phụ nữ sau khi sinh cũng thường bị đau mỏi chân do phải chăm sóc em bé, làm những động tác như bế, ôm, cho con ăn, bú. Tất cả những hoạt động đó đều khiến cho người mẹ bị đau mỏi chân tay;
Khi xuất hiện những triệu chứng nhức mỏi bắp chân, đùi, bàn chân bị tê… bạn nên nghỉ ngơi, duỗi thẳng chân ra và xoa bóp nhẹ nhàng giúp các mạch máu lưu thông dễ dàng hơn.
* Cách phòng bệnh đau nhức xương khớp toàn thân
Chỉ cần biết cách phòng ngừa, bạn sẽ có được sức khỏe tốt cũng như ngăn chặn những cơn đau nhức xuất hiện.
+ Tắm nước nóng để cơ thể được thư giãn;
+ Áp dụng các bài tập yoga hoặc ngồi thiền;
+ Xoa bóp vai, tay và chân sau những giờ làm việc.
+ Vận động và tập thể dục ở mức độ vừa phải phù hợp với sức khỏe;
+ Tăng cường bổ sung canxi và vitamin D cho cơ thể bằng các loại thực phẩm như sữa, rau dền, cá, trứng, ngũ cốc…;
+ Những người mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp, người bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương khớp nên bổ sung thực phẩm chức năng bổ xương khớp hàng ngày giúp phòng và điều trị các bệnh lý về xương khớp. Sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng  phải kể đến Bi-Jcare bổ xương khớp của Mỹ.
 Bi-Jcare


Có thể bạn quan tâm:

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019

Cây gì chữa bệnh thoái hóa khớp


Thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến hiện nay và bệnh ảnh hưởng đến hệ vận động của con người. Cây gì chữa bệnh thoái hóa khớp là câu hỏi của nhiều người. Thoái hóa xương khớp là căn bệnh thường gặp ở những người trên 35 tuổi, căn bệnh gây ra nhiều phiền toái, rắc rối trong cuộc sống hàng ngày. Thoái hóa khớp là bệnh tiến triển âm thầm, nên người bệnh thường mang tâm lý chủ quan, đến khi phát hiện ra bệnh thì bệnh đã ở mức độ nặng. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem cây gì chữa bệnh thoái hóa khớp an toàn hiệu quả.
Cây gì chữa bệnh thoái hóa khớp
* Cây gì chữa thoái hóa khớp
+ Dùng cây xương rồng chữa thoái hóa khớp: Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống từ xương rồng là phương thuốc dân gian có tác dụng giảm đau nhức, viêm sưng tại cột sống. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách thực hiện và áp dụng sao cho hiệu quả bài thuốc dân gian này. Là một người đã áp dụng thử và thành công tôi xin chia sẻ về cách chữa thoái hóa cột sống từ xương rồng và những thông tin về căn bệnh thoái hóa này.
Chuẩn bị khoảng 2-3 bẹ xương rồng, rồi dùng kìm nhổ hết gai trên nhánh xương rồng, đem rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng. Sau khi xương rồng đã ráo nước thì cho lên lửa nướng. Nhớ trở đều 2 mặt để xương rồng không bị khét, nướng như vậy khoảng 5-7 phút. Tiếp theo cho xương rồng vào chiếc khăn sạch rồi đắp lên vùng cột sống bị đau. Thực hiện mỗi ngày 1 lần giúp khí huyết lưu thông, giảm ứ trệ từ đó giúp giảm đau nhức nhanh chóng, chữa thoái hóa cột sống hiệu quả.
+ Dùng mơ lông chữa thoái hóa khớp: Lá mơ lông là một loại rau gia vị ăn kèm khá phổ biến, thường được dùng để ăn kèm với các món ăn nhiều đạm như: thịt chó, gỏi cá, nem thính… Lá mơ lông có màu khá đẹp, một mặt lá màu tía, một mặt màu xanh, có nhiều lông nhỏ trên các gân lá. Đây không chỉ là một loại rau ăn kèm mà còn là vị thuốc hay có sẵn trong vườn nhà và có công dụng tốt với nhiều loại bệnh khác nhau. Dưới đây là bài thuốc chữa bệnh thoái hóa khớp:
Cách làm: Chuẩn bị 30- 50g lá hoặc rễ cây mơ lông, đem sắc với gừng rồi chia ra 2 phần, 1 phần dùng để xoa bóp khớp bị đau hàng ngày, phần còn lại chì cho chút đường vào uống. Đây là bài thuốc điều trị bệnh từ bên trong lẫn bên ngoài do đó giúp khắc phục được các triệu chứng đau nhức và sưng viêm của bệnh nhanh hơn..
Cây gì chữa bệnh thoái hóa khớp
+ Dùng cây trinh nữ chữa thoái hóa khớp: Cây trinh nữ hay còn gọi là cây xấu hổ, thường mọc hoang và được sử dụng nhiều trong chế thuốc chữa bệnh. Đó chính là nhờ cây trinh nữ có tác dụng giúp giảm đau kháng viêm, an thần, nên rất thích hợp để điều trị các bệnh về xương khớp như đau lưng, mỏi gối, đau nhức xương khớp và thoái hóa cột sống.
Cách làm như sau: Trước tiên lấy rễ cây trinh nữ rửa sạch, rồi thái mỏng, tẩm chung với rượu trắng nguyên chất và sao thơm. Mỗi ngày lấy khoảng 20 – 30g rễ cây trinh nữ đã chế biến sắc với 2 chén nước đến khi cạn còn 1/2 chén thì chắt ra, chia làm 2 lần uống hết trong ngày. Hoặc có thể kết hợp cây trinh nữ  cùng với các vị thảo dược khác như 20g rễ cúc tần, 10g rễ đinh lăng, 10g cam thảo, 20g bưởi bung và khoảng 20 – 30g rễ cây trinh nữ. Đem tất cả nguyên liệu này sắc chung với 3 chén nước, rồi chia làm 2 lần uống hết trong ngày, dùng khoảng 1 tháng có tác dụng giảm đau nhức và mạnh gân cốt.
+ Dùng cây cỏ xước chữa thoái hóa khớp: Theo y học cổ truyền, cỏ xước có tính bình nên có tác dụng lưu thông khí huyết, trị tê bì tay chân, giảm đau nhức xương khớp. Với những đặc điểm trên thì cỏ xước rất thích hợp để điều trị thoái hóa cột sống.
Cách thực hiện: Lấy phần thân, lá rễ của cây cỏ xước đều được, sau đó rửa sạch, rồi đem phơi khô ở những nơi nắng to, khi nào lá héo có màu vàng sẫm là được. Tiếp theo lấy khoảng 300 cỏ xước khô đem sắc với 1/2 lít nước đến khi còn khoảng 200 -300 ml thì chắt lấy nước uống. Mỗi ngày uống từ 1-2 lần. Kết hợp thêm cách đắp như sau: Cho 100g cỏ xước tươi đem giã nhuyễn với lá lốt và ngải cứu rồi đắp lên vùng cột sống bị đau nhức trong 30 phút. Chỉ cần người bệnh kết hợp 2 cách này mỗi ngày để điều trị từ bên trong lẫn bên ngoài thì bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
+ Dùng cây ngải cứu chữa thoái hóa khớp: Ngải cứu là loại cây thân thảo, có vị hơi đắng, tính cay nóng. Ở các vùng quê, ngải cứu  thường được trồng quanh nhà để làm rau ăn, còn mọc dại nhiều nơi. Thông thường, ngải cứu được sử dụng để điều kinh, an thai, chữa đau bụng, ngoài ra còn được biết đến nhiều với tác dụng chữa các bệnh về xương khớp.
- Cách 1: Bài thuốc đắp ngải cứu trị thoái hóa cột sống: Đem ngải cứu rửa sạch, rồi giã nát, còn giấm nuôi đun cho thật nóng rồi trộn chung với ngải cứu và muối hạt. Cho tất cả nguyên liệu trên vào mảnh vải thưa rồi chườm lên vùng cột sống bị đau nhức trong 1 tiếng. Thực hiện liên tục 1 lần/ngày. Sau khoảng vài tuần những cơn đau ở vùng thắt lưng không còn nữa và hết hẳn sau vài lần điều trị tiếp theo.
- Cách 2: Bài thuốc uống ngải cứu trị thoái hóa cột sống: Chuẩn bị khoảng 300g ngải cứu tươi, đem rửa sạch rồi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Sau đó cho 2 muỗng canh mật ong nguyên chất vào nước ngải cứu, khuấy đều, rồi chia làm 2 lần uống vào lúc trưa và chiều tối. Kiên trì thực hiện trong 2 tuần thì thuốc sẽ phát huy được hiệu quả từ đó giảm nhanh các triệu chứng đau nhức khó chịu của bệnh.
Cây gì chữa bệnh thoái hóa khớp
+ Dùng lá cây lá lốt chữa thoái hóa khớp: Theo Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, công dụng làm ấm bụng, trừ lạnh, hạ khí , giảm đau lưng, đau chân, trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu... Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá lốt đơn lẻ hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác như rễ cỏ xước, lá xương sông, rễ bưởi bung,... sắc lấy nước uống hoặc ngâm tay chân để chữa các chứng đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, đau vùng ngực và bụng do lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi tay, chân, mụn nhọt, đau đầu, đau răng…
Nguyên liệu: 30g lá lốt tươi, 30g rễ cỏ xước, 30g rễ cây bưởi bung, 30g rễ cây vòi voi.
Cách làm: Đem toàn bộ các nguyên liệu trên sao vàng, rồi sắc chung với 600ml nước.. Cho đến khi nào còn 1/3 lượng nước hoặc khoảng 200ml nước thì nhấc xuống và chia ra 3 lần uống vào buổi sáng, trưa, chiều tối.. Uống liên tục như vậy trong khoảng 1 tháng thì sẽ có hiệu quả.. Ngoài ra có thể dùng 15-30g là lốt tươi hoặc 5-10 lá lốt khô, đem sắc chung với 2 chén nước cho đến khi còn nữa chén thì nhấc xuống uống hết trong ngày.. tốt nhất nên uống vào buổi tối sau khi ăn.. Hoặc cũng có thể ăn sống lá lốt mỗi ngày hay nấu nướng các món ăn từ lá lốt cũng có tác dụng rất tốt cho xuơng khớp.
Trên đây chỉ là những bài thuốc dân gian giúp điều trị thoái hóa khớp. Những bài thuốc này chỉ giúp bạn giảm đau xương khớp, nếu muốn khỏi tận gốc cần phải kết hợp với thực phẩm chức năng giúp bổ sung sụn, nhờn khớp. Vì khớp đã bị thoái hóa cần bổ sung các chất giúp phòng ngừa thoái hóa, tái tạo sụn khớp.

Có thể bạn quan tâm:
Bi-Jcare