Bạn đang bị thoát vị đĩa đệm cột sống, bạn chưa biết làm sao để chữa khỏi với căn bệnh này. Thoát vị đĩa đệm cột sống chữa như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Dưới đây là lời khuyên của Ths. Bs Phan Đăng Bình dành cho bạn. Bạn muốn chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống đầu tiên bạn nên hiểu rõ về bệnh rồi mới có cách điều trị.
* Thoát vị đĩa đệm cột sống là gì?
Thoát vị đĩa đệm cột sống là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình.
* Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống
Cấu trúc đĩa đệm bao gồm 2 phần: nhân nhầy và bao xơ bên ngoài. Đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống có khả năng hấp thu xung động, chịu trọng tải và tác động lớn, bảo vệ cột sống.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống xuất phát từ quá trình thoái hóa cột sống, cộng thêm chấn thương do các tác động cơ học hoặc vận động hàng ngày khiến bao xơ đĩa đệm bị rách. Nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép dây thần kinh cột sống.
+ Thoát vị đĩa đệm cột sống do tuổi già: Tuổi cao dẫn đến tình trạng cơ thể bị lão hóa, xương cột sống cũng không còn được dẻo dai, chắc khỏe vì vậy dễ gây ra các bệnh về xương khớp như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống… Chỉ một va chạm nhỏ cũng dễ dẫn đến chấn thương cột sống từ đó sinh ra các loại bệnh nguy hiểm khác nếu không được chữa trị kịp thời.
+ Thoát vị đĩa đệm cột sống do lao động nặng nhọc, hoạt động sai tư thế: Những người dân lao động thường xuyên phải làm việc vật vả là những người dễ mắc các bệnh về cột sống. Họ thường phải mang vác vật nặng, cúi nhiều nên khả năng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là rất cao. Nhân viên văn phòng do đặc thù công việc nên thường phải ngồi hàng giờ đồng hồ mỗi ngày bên chiếc máy tính, ngồi nhiều ít vận động, ngồi sai tư thế cũng dẫn đến tình trạng bệnh. Nếu người bệnh không điều chỉnh lại tư thế làm việc hàng ngày, bệnh để lâu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, liệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày
+ Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng do thoái hóa, do bẩm sinh: Thoát vị đĩa đệm là tình trạng phần đĩa đệm giữa 2 đốt sống bị chệch ra ngoài chèn ép lên các rễ thần kinh và ống sống, từ đó gây ảnh hưởng và sinh ra nhiều bệnh khác nhau. Có những người khi sinh ra đã mắc các bệnh bẩm sinh về cột sống như: gai đôi cột sống, gù, thoái hóa cột sống… đây là những điều kiện thuận lợi để dẫn tới tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng.
* Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống như thế nào?
+ Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng nội khoa: Đây là phương pháp phổ biến, chiếm 70-80% trong các liệu trình điều trị, thường được áp dụng ở giai đoạn bao xơ đĩa đệm chưa bị rách (phồng lồi đĩa đệm). Điều trị nội khoa có tỷ lệ thành công lên tới 95% nếu điều trị đúng cách, đúng chỉ định.
Mục đích của điều trị nội khoa là giảm đau, hết dị cảm, phục hồi chức năng vận động, đồng thời tạo điều kiện cho phần đĩa đệm bị thoát vị co bớt lại làm giảm mức độ chèn ép rễ thần kinh.
Đối với bệnh nhân đang bị đau: dùng thuốc chống viêm, giảm đau như paracetamol (trường hợp nhẹ) hay thuốc non steroid hoặc tiêm ngoài màng cứng, quanh rễ thần kinh (trường hợp đau nặng). Tuy nhiên cần lưu ý các thuốc này có tác dụng phụ, nếu như không dùng đúng chỉ định hay thường xuyên lạm dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến dạ dày, chức năng gan, thận.
Ngoài dùng thuốc, chúng ta có thể sử dụng vật lý trị liệu để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống như kéo giãn cột sống, xoa bóp, cấy chỉ, đeo đai lưng…)
Bên cạnh chữa bệnh thoát vị đĩa đệm theo phương pháp nội khoa Tây y thì có thể chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng đông y. Trong đông y cũng có phương pháp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc, trong những trường hợp cần thiết chúng ta cần phối hợp nhiều phương pháp với nhau. Tuy thời gian điều trị bằng đông y thường kéo dài và tốn thời gian.
>>> Hiện nay chữa bệnh bằng thực phẩm chức năng cũng có rất nhiều người tin dùng vì tính hiệu quả, tiện dụng và an toàn. Các thực phẩm chức năng giúp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống như Bi-Jcare, Shark cartilage,…
Có thể bạn quan tâm:
+ Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật (ngoại khoa): Điều trị ngoại khoa được chỉ định trong những trường hợp như điều trị nội khoa thất bại, gây chèn ép rễ thần kinh cấp tính hay thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ. Phẫu thuật ngoại khoa cũng có nhiều cách: mổ mở hoặc phẫu thuật ít xâm lấn. Với mổ ở thì chi phí thấp nhưng đường mổ lớn gây tổn thương giải phẫu lớn, nguy cơ mất nhiều máu, nhiễm trùng sau mổ, nguy cơ mất vững cuộc sống… Còn phẫu thuật ít xâm lấn như lấy nhân thoát vị đĩa đệm qua da hay qua hệ thống ống nong, sử dụng sóng cao tần tái tạo nhân đĩa đệm… thì có ưu điểm là vết mổ nhỏ hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn nhưng chi phí khá lớn và có chỉ định chặt chẽ (lựa chọn bệnh nhân chính xác), phải có trang thiết bị chuyên dụng, phẫu thuật viên chuyên sâu…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét