Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất dễ mắc phải nhưng việc chữa trị lại không hề dễ dàng. Vậy thoát vị đĩa đệm có đi bộ được không và cách điều trị bệnh như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng đi tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm.
Có thể bạn quan tâm:
* Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình. Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống, hay nói cách khác nó là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các đốt sống. Thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm mất nước.
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất phổ biến, trong đó thoát vị đĩa đệm cột sống là một nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng cũng như đau chân tay. Tại Mỹ, hằng năm có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc do đau thắt lưng, với chi phí điều trị lên tới 21 tỷ đô-la, ở Việt Nam có tới 17% người trên 60 tuổi bị mắc chứng đau lưng. Bệnh xảy ra ở khoảng 30% dân số, hay gặp ở lứa tuổi lao động từ 20 - 55 tuổi. Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm nhiều tầng một bệnh lý lâm sàng rất phức tạp, đa dạng, nhất là trường hợp khối lượng thoát vị quá to gây chèn ép tủy sống và đuôi ngựa.
* Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm gây nên các cơn đau thắt lưng với các triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay đau từ vùng cổ - gáy lan ra hai vai và xuống các cánh tay, bàn tay… khiến người bệnh rất khó chịu, đau đớn. Ngoài ra, đau cột sống và đau rễ thần kinh là các triệu chứng nổi bật nhất của bệnh. Đau thường tái phát nhiều lần, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tuần, sau đó lại khỏi bệnh. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi. Ngoài ra còn có cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm tương ứng với vùng đau. Dần dần, đau trở nên thường xuyên, kéo dài hàng tháng nếu không được điều trị. Tuỳ theo vị trí đĩa đệm thoát vị có thể có các triệu chứng đặc trưng.
Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, người bệnh có biểu hiện đau vùng gáy, vai. Ðau, tê, mất cảm giác từng vùng ở cả tay, cổ tay, bàn tay. Giảm cơ lực tay, các hiện tượng đau, nhức, tê tăng lên hay giảm xuống theo cử động cổ tay...
Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng thì gây đau vùng thắt lưng và triệu chứng đau thần kinh liên sườn: cảm giác đau tăng khi nằm nghiêng, ho và đại tiện. Bệnh nhân sẽ thấy đau vùng cột sống lưng, lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc theo khoang liên sườn. Ðau, tê, mất cảm giác từng vùng ở mông, chân, bàn chân, trường hợp nặng có thể bị liệt. Ngoài ra bệnh nhân còn bị chế cử động cột sống: không còn khả năng ưỡn của thắt lưng, không cúi được xuống thấp… Bệnh nhân sẽ thấy đau thắt lưng cấp hay mạn tính, đau thần kinh tọa, đau thần kinh đùi bì. Người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau, cơ cạnh cột sống co cứng. Có trường hợp đau rất dữ dội và người bệnh phải nằm bất động về bên đỡ đau.
* Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm
Cơ chế thoát vị đĩa đệm như sau: Bình thường đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhày ở trung tâm (nhân tủy). Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm làm nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương. Nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức...), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống. Khi đĩa đệm nào đó bị rách hoặc đứt, những chất dạng gel bên trong nó sẽ tràn ra ngoài. Hiện tượng này được gọi là thoát vị nhân tủy - hay thoát vị đĩa đệm.
+ Nguyên nhân phổ biến là tư thế sai trong lao động, vận động và hoạt động. Cơn đau thường xuất hiện khi ta nhấc vật nặng ở tư thế không phù hợp. Tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng sai cách đặc biệt hay gặp nhất là việc bê vác vật nặng. Ví dụ: Thay vì ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, nhiều người có thói quen đứng rồi cúi xuống, nhấc vật nặng lên. Việc mang vác nặng sai tư thế này dễ gây chấn thương đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm. Không chỉ bê vác nặng, mà nhiều thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hoá khớp, trật khớp…
+ Nguyên nhân do nguyên nhân do thoái hoá tự nhiên: Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi để gây bệnh. Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi.[4] Những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức...), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.
* Thoát vị đĩa đệm có đi bộ được không?
Xin trả lời với các bạn rằng thoát vị đĩa đệm có đi bộ được và phải tuân theo đúng cách thì còn có thể giúp điều trị thoát vị đĩa đệm. Đi bộ là hình thức tập luyện thể dục không tốn quá nhiều sức nhưng cũng công dụng giúp tăng độ dẻo dai, tăng cường mật độ cho xương, mạnh cơ bắp, gân cốt...
- Khi đi bộ mắt nên nhìn thẳng về phía trước, đứng thẳng lưng và không nên đi cúi đầu về phía trước hoặc ngửa đầu về phía sau..
- Thả lỏng 2 tay nhẹ nhang sát hai bên người và thoải mái di chuyển.
- Không nên mặc quần áo chặt kín hoặc cần nắm nhiều vật dụng..
- Bước chân thư thái nhẹ dạng, không nên bước quá rộng hoặc quá ngắn mọi thức nên vừa phải..
- Nhớ kỹ là nên tiếp đắt bằng gót chân trước, sau đo mới tới bàn chân, mũi chân.
- Đi vừa phải không nên đi quá nhanh, tránh đi trên địa hình gập ghềnh, đường dốc và có nhiều chướng ngại vật.
- Tâm lý thư giãn, thoải mái và giữ hơi thở tự nhiên..
- Ngoài ra người bệnh có thể tham gia các môn thể thao khác như đạp xe, bơi lội, tập yoga .. Cũng rất tốt cho bệnh và cải thiện được sức khỏe ...
* Cách phòng ngừa và điều trị thoát vị đĩa đệm
+ Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, trong đó chú ý tư thế hợp lý trong lao động, vận động và hoạt động, đặc biệt là tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng. Khi bê vác vật nặng nên ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, tránh thói quen đứng rồi cúi xuống, nhấc vật nặng lên, tập thể dục đúng cách gây.
+ Để điều trị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý đến chế độ vận động. Trong thời kỳ cấp tính, nằm nghỉ tại giường là nguyên tắc quan trọng đầu tiên. Tư thế nằm ngửa trên ván cứng, có đệm ở vùng khoeo làm co nhẹ khớp gối và khớp háng. Thực hiện điều trị vật lý và các liệu pháp phản xạ: bao gồm phương pháp nhiệt như chườm nóng (túi nước, muối rang, cám rang, lá lốt, lá ngải cứu nóng); dùng các dòng điện tại khoa vật lý trị liệu, điều trị bằng laser; châm cứu. Ngoài ra bệnh nhân có thể dùng thêm thực phẩm chức năng giúp bổ dưỡng xương khớp như Bi-Jcare, Glucosamin, Shark Cartilage,…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét