Bạn bị viêm bao gân cổ tay, bạn đang tìm cách điều trị, bạn chưa biết làm cách nào. Chúng ta cùng tìm hiểu về bao gân cổ tay và cách điều trị viêm bao gân cổ tay như thế nào? Viêm bao gân là một trong những tình trạng tổn thương gân phổ biến và có rất nhiều người mắc phải. Nếu không được điều trị dứt điểm, viêm bao gân có thể gây teo cơ, đứt gân và ảnh hưởng đến khả năng phục hồi vận động như ban đầu của người bệnh. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh viêm bao gân cổ tay.
* Viêm bao gân cổ tay là gì?
Gân có đặc tính mềm dẻo và đàn hồi dính cơ với xương và có vai trò vận chuyển lực của cơ đến khớp để thực hiện vận động. Khi gân bị viêm hoặc kích ứng sẽ gây ra những cơn đau. Các vị trí dễ bị viêm gân là khuỷu tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.
Bệnh viêm bao gân cổ tay rất phổ biến mà ai cũng có nguy cơ mắc phải. Tuy nhiên những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là những cá nhân phải hoạt động vùng cổ tay nhiều như nội trợ (rửa bát), dân văn phòng (đánh máy), thợ sơn, thợ hàn, bác sĩ phẫu thuật… Phụ nữ từ 30 – 50 tuổi là đối tượng phổ biến gặp phải căn bệnh này. Lời khuyên ở đây là nếu bạn cảm thấy dấu hiệu của sự đau nhức, sưng viêm vùng cổ tay, nên tiến hành khám chữa càng sớm càng tốt, hiệu quả càng triệt để và thời gian điều trị càng được rút ngắn.
Có thể bạn quan tâm:
* Nhận biết viêm bao gân cổ tay
+ Hội chứng De Quervain: Hội chứng viêm bao gân De Quervain còn được gọi là viêm bao gân vùng mỏm châm quay hay viêm gân dạng ngón cái dài và duỗi ngón cái ngắn. Hội chứng này có liên quan đến hai gân chi phối và vận động ngón cái là gân cơ duỗi ngắn ngón cái và gân cơ dạng dài ngón cái. Khi bao hoạt dịch gân cơ duỗi ngắn và gân cơ dạng dài ngón cái bị viêm sưng sẽ gây chèn ép và gây đau, hạn chế vận động của gân trong đường hầm và hạn chế vận động ngón cái.
Dấu hiệu nhận biết bị viêm bao gân:
- Bờ ngoài vùng mỏm trâm xương quay bị sưng đau, đau tăng cử động ngón tay cái, nhất là khi thực hiện động tác duỗi.
- Đau kéo dài và nghiêm trọng vào ban đêm.
- Sờ phần bao gân của mỏm trâm xương quay thấy nóng và đỏ, nếu ấn vào sẽ cảm thấy đau nhói.
- Vận động ngón tay cái phát ra tiếng cót két.
- Siêu âm có thể thấy được dịch bao quanh bao gân.
+ Hội chứng đường hầm cổ tay: Hội chứng đường hầm cổ tay là hiện tượng các bao gân nằm trong ống cổ tay bị viêm gây chèn ép dây thần kinh giữa, khiến tay bị tê đau và suy yếu, nhất là ở ngón tay cái. Bệnh thường xảy ra sau khi bị viêm khớp dạng thấp, chấn thương vùng cổ tay hoặc do một số nghề nghiệp phải sử dụng nhiều cổ tay như ép, vặn, quay…
Dấu hiệu nhận biết bị viêm bao gân:
- Rối loạn cảm giác và dinh dưỡng: dị cảm, tê bì như kim châm, đau buốt và hạn chế vận động ở ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và gan bàn tay. Đau tăng mỗi khi duỗi cổ tay và vào ban đêm hoặc những khi trời lạnh.
- Vùng cổ tay sưng nhẹ.
- Các ngón tay bị yếu, giảm lực.
- Teo cơ ngón cái nếu viêm nặng.
* Cách điều trị viêm bao gân cổ tay
Với hai hội chứng phân biệt, nhưng cách điều trị bệnh thì tương tự nhau. Tùy theo tình trạng biểu hiện bệnh và thể trạng phục hồi của mỗi người mà có thể áp dụng cách không cần dùng thuốc, hoặc điều trị bằng thuốc, hoặc phẫu thuật can thiệp.
Ở tình trạng nhẹ, bệnh nhân có thể chỉ cần cố định vùng bị viêm, nghỉ ngơi đầy đủ, không hoạt động cổ tay và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng mỗi ngày để tự hồi phục.
Nếu cơn đau nặng hơn, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng các loại thuốc uống, TPCN giúp điều trị bệnh lý về xương khớp.
Điều trị bằng TPCN là một dạng điều trị viêm bao gân cổ tay an toàn hơn là thuốc. TPCN hiệu quả và thiên về tính điều trị lâu dài, chống tái phát, nhưng bệnh nhân sẽ cần kiên trì trong khoảng 2 – 3 tháng để chắc chắn về hiệu quả trị bệnh. Ở đây chúng tôi mách bạn nên dùng TPCN Bi-Jcare.
Bi-Jcare phù hợp với những người bị người bị dãn dây chằng, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, dãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.
Còn nếu bệnh phát triển đến mức độ khó kiểm soát, phẫu thuật giải phóng sự chèn ép dây thần kinh trung tuyến là lựa chọn cuối cùng. Thời gian phục hồi trung bình sau phẫu thuật là 6 – 8 tuần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét