Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp tìm ở đâu


Bạn bị đau nhức xương khớp, bạn muốn tìm cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp, bạn chưa biết loại nào? Cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp tìm ở đâu là câu hỏi của nhiều người. Đau nhức xương khớp là căn bệnh chủ yếu gặp ở người trung niên, cao tuổi, những người lao động nặng, hoạt động quá mức. Tìm được các loại cây giúp chữa đau nhức xương khớp sẽ giúp giảm được các cơn đau do bệnh xương khớp gây ra. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
Cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp tìm ở đâu
* Đau nhức xương khớp là bệnh gì?
Đau nhức xương khớp là tình trạng tổn thương các khớp xương từ đó gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp xương kèm theo các triệu chứng sưng khớp, cứng khớp, đau và nhức mỏi khớp, biến dạng khớp… Nó có thể là biểu hiện của các bệnh lý như: thoái hóa khớp, viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, loãng xương, lao xương khớp,…
* Cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp
1. Cây xấu hổ đỏ: Cây Xấu Hổ Đỏ hay còn gọi là Cây Thẹn, Cây Mắc Cỡ, cây Trinh Nữ
Tên khoa học: Mimosa pudica L, thuộc họ Mimosaceae
Bộ phận dùng: Toàn cây Xấu Hổ Đỏ bao gồm: Lá, thân và rễ đều được dùng làm thuốc chữa bệnh. Rễ được thu hái quanh năm sao khô dùng làm thuốc.
Tính vị và tác dụng: Xấu Hổ Đỏ có vị ngọt chát, tính mát, có tác dụng trấn an tinh thần, chống viêm.
Công dụng: Trong dân gian, Xấu Hổ Đỏ thường dùng để trị phong thấp tê bại, suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản, viêm kết mạc cấp, viêm gan, viêm ruột non, sỏi niệu, huyết áp cao.
2. Cây thiên niên kiện: Thiên niên kiện được biết tới là một loại cây có nguồn gốc xuất xứ từ châu Đại Dương và Malaysia, thường mọc ở nơi ẩm ướt như dọc bờ suối, cạnh suối. Ngoài ra, nó cũng được trồng để làm thuốc chữa bệnh. Trong thành phần của thân rễ có chứa tinh dầu khoảng 0,8 đến 1% với terpineol, I- linalool, este và một số các chất khác.
Trong đông y, thiên niên kiện có vị cay, đắng, tính ấm, mùi thơm có công dụng trong việc bổ gân cốt, khử phong thấp, chỉ thống tiêu thũng thường sử dụng làm cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Bên cạnh đó nó còn kích thích hệ tiêu hóa, chữa đau dạ dày.
Cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp tìm ở đâu
Cách sử dụng: Sử dụng từ 6 đến 12g thiên niên kiện đi ngâm cùng với rượu uống hoặc sắc cùng với nước để uống hàng ngày. Ngoài ra, người bệnh còn có thể kết hợp cùng với những vị thuốc khác như độc lực, thổ phục linh, cỏ xước để điều trị chứng nhức mỏi, tê thấp. Hãy dùng thiên niên kiện tươi đem giã nhỏ rồi ngâm cùng với rượu để xoa bóp trực tiếp vào vị trí xương khớp đau nhức, phong thấp, tê bại.
3. Cây dây đau xương: Một trong những vị thuốc chữa bệnh đau nhức xương khớp phải kể đến đầu tiên là cây Dây Đau Xương. Theo kinh nghiệm dân gian, đây là vị thuốc có từ lâu đời và đặc biệt hiệu quả trong điều trị bệnh đau nhức xương khớp. Cây Dây Đau Xương còn có tên gọi khác là Thân Cân Đằng, Khoan Cân Đằng, Tục Cốt Đằng.
Tên khoa học: Tinospora sinensis Merr, thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae)
Bộ phận dùng: Trong các bài thuốc dân gian thường dùng thân và lá của cây Dây Đau Xương để chữa bệnh. Thời điểm tốt nhất để thu hái là khi thân cây đã già. Sau khi thu hái về thì thái nhỏ rồi đem phơi khô.
Tính vị và tác dụng: Trong Đông Y, Dây Đau Xương có vị hơi đắng, tính mát. Thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thư cân, hoạt lạc, khu phong, chỉ thống.
Công dụng: Cây Dây Đau Xương thường dùng chữa các bệnh như: tê thấp, đau xương khớp, tê bại. Ngoài ra, còn dùng để chữa đau nhức gân cốt, đau dây thần kinh hông, đòn ngã tổn thương và để bổ sức.
Cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp tìm ở đâu
4. Cây lá lốt: Lá lốt là cây rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Lá của loài cây này thường được dùng làm gia vị khi chế biến các món ăn trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, Lá Lốt còn có tác dụng như một vị thuốc chữa nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh về xương khớp.
Tên khoa học: Piper lolot, thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae.
Bộ phận dùng: Toàn cây Lá Lốt đều được dùng làm thuốc. Có thể thu hái quanh năm. Sau khi thu hái đem rửa sạch. Có thể dùng tươi hoặc phơi nắng hay sấy khô dùng dần.
Tính vị và tác dụng: Lá Lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống.
Công dụng: Thảo dược này trong Đông y thường dùng để trị phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại, tê thấp, đau lưng, đau gấp ngang lưng, sưng đầu gối, bàn chân tê buốt.
Cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp tìm ở đâu
5. Cây cỏ xước: Mặc dù là cây cỏ mọc hoang nhưng Cỏ Xước có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về xương khớp. Cây cỏ xước hay còn gọi là Nam Ngưu Tất.
Tên khoa học: Achyranthes aspera L.0 – Amarantheceae .
Bộ phận dùng: Trong Đông y, Cây Cỏ Xước có thể dùng toàn cây để làm thuốc nhưng chủ yếu là dùng rễ. Sau khi thu hái, rửa sạch, thái nhỏ có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Tính vị và tác dụng: Theo y học cổ truyền Cỏ Xước có vị đắng, chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, tiêu viêm.
Công dụng: Cỏ Xước dùng để chữa phong thấp tê mỏi yếu liệt, đau lưng, nhức xương, viêm khớp, sưng gối, kinh nguyệt không đều, ứ huyết trong tử cung, hàn thấp, chân tay co quắp, tiểu tiện không lợi, đái rắt, đái buốt, sốt rét.
Cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp tìm ở đâu
6. Cây chìa vôi: Cây chìa vôi là một loại thảo dược có vị ngọt đắng, tính mát, với tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, giải độc, tán kết, hành huyết, trừ tê thấp, thường được sử dụng để điều trị đau nhức xương khớp và cơ gân, phong thấp, bong gân, trừ nhọt độc, tiêu thũng, điều trị sưng hạch bạch huyết, chữa rắn độc cắn, viêm thận,…
Các bài thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp từ cây chìa vôi:
Bài thuốc 1: Dùng 20g dây chìa vôi, 20g dền gai, 20g lá lốt, 20g tầm gửi, 20g cỏ ngươi, 30g cỏ xước đem rửa sạch, phơi khô rồi cho vào ấm sắc thuốc uống hàng ngày thay cho nước lọc.
Bài thuốc 2: Cho dây chìa vôi 20g, cây lá lốt (nhổ liền cả rễ) 15g, dây đau xương 15g lên bếp sao vàng, hạ thổ rồi sắc nước uống trong ngày. Mỗi ngày sắc 1 thang.
Bài thuốc 3: Đem dây chìa vôi 20g, cành dâu 15g, bạch chỉ 10g, quế chi 10g sắc nước uống. Mỗi ngày uống 1 thang.
Cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp tìm ở đâu
7. Cây ngải cứu chữa bệnh xương khớp: Nằm trong danh sách các loại cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp còn có cây ngải cứu. Đây là loại cây khá quen thuộc với cuộc sống của chúng ta. Trong bệnh lý xương khớp, ngải cứu giúp chữa đau lưng, đau nhức cột sống lưng do vôi hóa cột sống. Ngoài việc được sử dụng làm thuốc thì ngải cứu còn là nguyên liệu trong nhiều món ăn bổ dưỡng.
- Tác dụng: Nhờ có công dụng hoạt huyết, thông mạch, giảm đau, kháng viêm nên cây ngải cứu được sử dụng để chữa các chứng đau ở xương khớp. Đặc biệt cây thuốc này tỏ ra khá hiệu quả với chứng đau lưng, đau nhức cột sống lưng ở người bị vôi hóa cột sống.
- Cách dùng thuốc:
+ Chữa đau lưng: Dùng 1 nắm ngải cứu đem rang với muối cho nóng. Sau đó bọc hỗn hợp trên vào trong một cái khăn mỏng và đắp vào vị trí đau trên lưng. Khi hỗn hợp nguội thì rang lại cho nóng và đắp thêm 2-3 lần nữa. Nên thực hiện vào buổi tối để có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.
+ Chữa đau nhức cột sống lưng do vôi hóa cột sống: Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu loại bánh tẻ, 2 thìa mật ong nguyên chất. Ngải cứu đem rửa sạch, say nhuyễn với 200ml nước. Chắt nước cốt ngải cứu rồi pha với mật ong chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và buổi chiều. Dùng liên tục trong 1-2 tuần sẽ thấy các con đau thưa dần.

Mách bạn:
Bi-Jcare
Bi-Jcare hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị thoát vị đĩa đệm.
- Người bị bong gân, giãn dây chằng
- Người bị viêm khớp cấp và mãn tính
- Người bị thoái hóa khớp, tổn thương khớp.
- Người bị khô khớp, ít dịch nhờn khớp
Bi-Jcare - Giúp nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, làm tăng dịch nhờn bôi trơn các khớp xương, mạnh gân, phục hồi tính linh hoạt của mối liên kết cơ – gân – khớp. Giúp phục hồi và giảm đau trong các trường hợp viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, giãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.

Xem thêm trên Website tại: >>> 
TPCN Bi-Jcare bổ xương khớp của Mỹ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét