Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh thường gặp ở người già. Vậy triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp là gì bạn có biết. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng lên các bộ phận khác của cơ thể, như mắt, phổi, tim, xương, dây thần kinh và mạch máu. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp, nguyên nhân triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh.
* Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm đặc hiệu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp. Viêm khớp dạng thấp không có biểu hiện viêm khớp và sự có mặt của yếu tố dạng thấp trong máu.
* Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp
+ Theo Tây y: đây là một bệnh tự miễn với sự tham gia của nhiều yếu tố gây nên một tình trạng viêm không đặc hiệu, mạn tính. Màng hoạt dịch khớp ăn mòn ở các khớp ngoại biên, đối xứng. Diễn biến kéo dài tiến triển thành từng đợt, có xu hướng tăng dần. Dẫn đến tổn thương sụn khớp, ăn mòn xương gây biến dạng khớp, dính khớp và mất chức năng vận động của khớp.
- Tác nhân gây bệnh: Các tác nhân gây bệnh có thể do virus, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưa được xác định chắc chắn.
- Yếu tố cơ địa: Bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ) và tuổi (60-70% gặp ở người trên 30 tuổi).
- Yếu tố di truyền: Viêm đa khớp dạng thấp có tính gia đình, có liên quan với kháng nguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4 (Gặp 60-70% bệnh nhân có yếu tố này, chỉ 30% là ở cộng đồng).
- Tuổi tác: Nguy cơ phát triển các loại viêm khớp dạng thấp hầu hết tăng theo độ tuổi. Cùng với sự lão hóa của cơ thể, các sụn khớp cũng bị bào mòn đi. Nghiên cứu cho thấy khi tới ngưỡng 50 tuổi thì có 90% khả năng các lớp sụn suy giảm chức năng và bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra khi các lớp sụn bị bào mòn và mất đi.
- Thừa cân và béo phì: Trọng lượng dư thừa cũng sẽ là khởi đầu và tiến triển của viêm khớp xương, đặc biệt là xương đầu gối bởi bộ phận này phải chịu đựng một áp lực quá tải từ trọng lượng cơ thể. Hầu hết các khớp chịu lực lớn trong cơ thể như khớp háng, gối, cột sống đều bị ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp.
- Nghề nghiệp: Những người làm việc quá sức, thường xuyên phải mang vác nặng hay một số ngành nghề liên quan đến khớp đầu gối uốn cong lặp lại nhiều lần cũng có nguy cơ viêm xương khớp đầu gối.
- Các yếu tố bên ngoài: Môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp.
+ Còn theo Đông y: bệnh viêm khớp dạng thấp do vệ khí của cơ thể không đầy đủ. Các tà khí như phong, hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào cân, cơ, khớp xương, kinh lạc. Từ đó làm sự vận hành của khí huyết tắc lại gây các chứng sưng, đỏ nóng, đau các khớp. Do người già can thận bị hư, hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút dẫn đến can thận bị hư. Thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân làm xương, khớp xương bị thoái hóa, biến dạng, cơ bị teo và khớp bị dính,…
Có thể bạn quan tâm:
* Triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp
- Tính đối xứng: Một trong những biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh viêm đa khớp dạng thấp đó là tính đối xứng. Người bệnh thường bị viêm ở 2 khớp đối xứng nhau như ở hai đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí ở hai bàn tay.
- Cứng khớp buổi sáng: Mỗi sáng thức dậy các khớp bị cứng không thể vận động được ngay mà phải xoay khớp, xoa bóp chừng 10-15 phút mới có thể xuống giường.
- Bắt đầu viêm một khớp: Cổ tay, bàn tay, ngón tay, gối, cổ chân…Có đến 70% người bệnh như vậy.
- Khớp viêm hơi sưng, hơi nóng, đau âm ỉ cả ngày đêm, nửa đêm về sáng đau tăng. Sáng dậy có cảm giác cứng khớp, khó vận động. Viêm khớp gối thì co sưng nhiều hơn (Xương bánh chè có cảm giác bập bềnh).
- Đau khớp: Biểu hiện tiếp theo là đau khớp, nhất là các khớp nhỏ như: khớp bàn ngón tay, cổ tay, bàn ngón chân, cổ chân. Triệu chứng kéo dài vài tuần đến vài tháng, đau tăng dần, số khớp viêm có thể tăng thêm, có thể không.
- Viêm đau: Các khớp có đặc điểm là viêm đau, có thể sưng nhưng không đỏ lên. Bao giờ cũng có hiện tượng đau đối xứng hai bên. Khớp viêm có tính đối xứng (98%) buổi sáng dậy bị cứng khớp, bàn tay khó nắm, khó đi lại (89%).
Biến dạng khớp: Nếu bàn tay, bàn chân bị biến dạng sau một thời gian đau khớp thì có nghĩa là bệnh đã đến giai đoạn nặng, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng dính, biến dạng khớp, thậm chí có thể gây tàn phế.
* Cách phòng và điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp
+ Phòng bệnh viêm khớp dạng thấp:
– Đảm bảo môi trường sống khô ráo, thoáng đãng, sạch sẽ: các chuyên gia cho rằng môi trường sống ẩm thấp, thời tiết mưa lạnh là nguyên nhân ảnh hưởng đến các khớp, lâu dần sẽ dẫn tới bệnh viêm khớp dạng thấp, do đó phải đảm bảo không gian sống của gia đình phải ở những nơi cao ráo, không khí trong lành, tránh ẩm thấp…
– Chăm sóc sức khỏe tốt sau phẫu thuật: cơ thể bị suy yếu, mệt mỏi hoặc sau phẫu thuật là một trong những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, do đó sau khi làm phẫu thuật (đặc biệt là các phẫu thuật liên quan đến xương khớp) thì cần phải nhanh chóng ăn uống bồi bổ, luyện tập để nhanh hồi phục, vệ sinh đúng cách để tránh viêm nhiễm, tạo điều kiện cho bệnh phát sinh.
– Đi khám sức khỏe định kỳ là cách phòng bệnh viêm đa khớp dạng thấp hiệu quả được các bác sĩ khuyên thực hiện: bởi đây là bệnh tự miễn, do cơ thể tự sản sinh ra nên đôi khi chúng ta không thể chủ động phòng tránh bệnh. Do đó những đối tượng như người già, những người có tiền sử về bệnh xương khớp, những phụ nữ từ độ tuổi 30-50 thì nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín nhằm chủ động phát hiện bệnh sớm, ngay từ giai đoạn đầu và điều trị bệnh hiệu quả.
+ Viêm hkớp dạng thấp là bệnh mãn tính kéo dài hàng chục năm, đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục có khi đến hết cả đời. Trong quá trình điều trị cần theo dõi chặt chễ diễn biến của bệnh và các tai biến biến chứng có thể xảy ra.
- Cũng chính vì đặc tính trên mà việc điều trị viêm khớp dạng thấp thường tập trung vào việc chống lại sự tiến triển của bệnh thông qua việc dùng thuốc, thực phẩm chức năng để kiểm soát viêm và tiến trình của bệnh dưới dạng DMARDs, các thành tố sinh học và Steroid. Trường hợp nặng thì bệnh nhân sẽ phải phẩu thuật.
- Khi có các dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp, người bệnh nên đến bác sĩ và điều trị sớm để tránh các di chứng về sau, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Khi đã được điều trị và kiểm soát bệnh, bạn cần dùng kết hợp các phương pháp sau nhằm tránh bệnh tái phát ở cấp độ cao hơn:
+ Dùng thực phẩm chức năng bổ xương khớp như Bi-Jcare,…
Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Jcare bổ xương khớp
+ Dùng các phương pháp khác như bôi, đắp hoặc liệu pháp nghỉ ngơi để giảm đau
+ Dùng phương pháp cơ học như Chiropractic hoặc các phương pháp cơ học khác