Bạn bị đau nhức toàn thân, bạn chưa biết đó là bệnh gì, bạn đang phân vân với câu hỏi đau nhức toàn thân là bệnh gì và cách chữa trị ra sao? Đau nhức toàn thân thường gặp ở độ tuổi ngoài 30, lúc này các lớp sụn khớp bị thoái hóa, không có chất bôi trơn nên khi cọ vào nhau gây đau đớn cho người bệnh. Vị trí khớp bị thoái hóa sẽ gây ra cảm giác đau đớn tại khớp đó và đôi khi còn gây đau mỏi khắp toàn thân. Vậy để chữa trị được bệnh trước tiên chúng ta phải đi tìm hiểu chi tiết xem đau nhức toàn thân là do nguyên nhân gì gây ra thì mới kết luận được bệnh gì và có cách chữa trị bệnh.
* Đau nhức toàn thân là bệnh gì?
Đau nhức toàn thân là một chứng bệnh khá thường gặp. Ước tính cứ 100 người thì có 2-8 người mắc căn bệnh này. Người bệnh thường xuyên thấy đau nhức toàn cơ thể, mệt mỏi, khó ngủ và thêm các triệu chứng khác nữa. Bệnh này làm cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi. Phụ nữ bị đau nhức toàn thân nhiều hơn nam giới. Chứng đau hay bắt đầu trong độ tuổi 30-55, tuy vậy bệnh vẫn có thể xuất hiện sớm ở trẻ em hoặc muộn ở người cao tuổi hơn. Dù ở lứa tuổi nào, nữ giới luôn cảm nhận đau mạnh hơn nam giới. Người có tuổi cảm nhận đau nhiều hơn người trẻ.
Người ta chưa rõ có phải vì vậy mà phụ nữ bị đau nhức toàn thân nhiều hơn nam giới hay không, cũng như người có tuổi hay bị mắc hơn người trẻ tuổi. Đôi khi trong một nhà có nhiều người cùng mắc chứng này.
* Các nguyên nhân gây ra đau nhức toàn thân
Một số nguyên nhân thông thường có thể dẫn đến hiện tượng đau mỏi toàn thân là do vận động quá mức, chơi thể thao cường độ cao, do tư thế nằm ngồi không đúng, do ít vận động hay do thời tiết thay đổi (lạnh sâu hay đi mưa bị ướt),… Những người làm văn phòng, ngồi trong phòng điều hòa trong thời gian dài và nhiệt độ thấp cũng rất hay gặp phải hiện tượng đau nhức mỏi toàn thân do cơ thể bị nhiễm phong hàn, khí huyết lưu thông kém. Những nguyên nhân này sẽ khiến cho các cơ trên cơ thể bị căng cứng, gây nhức mỏi, khó chịu. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, thông thường là từ 1 – 3 ngày.
Nếu bạn đang có hiện tượng đau nhức toàn cơ thể kéo dài thì khả năng cao đây là biểu hiện của một bệnh lý phức tạp hơn. Tình trạng đau nhức này có thể do các bệnh liên quan đến dây thần kinh hay cơ xương khớp gây ra, phổ biến là đau dây thần kinh tọa, viêm đa khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh, đau dây thần kinh ngoại biên,… Ngoài ra, nhức mỏi toàn cơ thể cũng có thể do sự rối loại của hệ thần kinh, hệ nội tiết,… Với những nguyên nhân này, cơn đau sẽ kéo dài, thường xuyên và việc điều trị là yêu cầu bắt buộc.
+ Do thoái hóa xương khớp: Đau nhức toàn thân thường gặp ở độ tuổi ngoài 30, lúc này các lớp sụn khớp bị thoái hóa, không có chất bôi trơn nên khi cọ vào nhau gây đau đớn cho người bệnh. Vị trí khớp bị thoái hóa sẽ gây ra cảm giác đau đớn tại khớp đó và đôi khi còn gây đau mỏi khắp toàn thân. Ví dụ: nếu bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ lan sang 2 cánh tay hoặc nếu thoái hóa đốt sống lưng, bẹn thì sẽ lan xuống 2 chân.
Có thể bạn quan tâm:
+ Sự rối loạn hệ thống thần kinh nội tiết: Phần lớn các cơ quan trong cơ thể chúng ta đều bị chi phối bởi hệ thống thần kinh nội tiết, nên khi cơ quan này gặp trục trặc, cơ thể chúng ta sẽ được thông báo bằng những cơn đau.
+ Do Yếu tố di truyền: Chứng bệnh này có liên quan đến yếu tố gia đình, liên quan đến nhiều vị trí gen trong hệ thống serotonin, dopamin và catecholamin được nhiều người giả định.
+ Do lao động nặng trong thời gian dài: Việc lao động nặng kéo dài khiến sự dẫn truyền các tín hiệu trong các tế bào cơ bắp hoạt động quá nhiều và căng thẳng,cơ thể phải chịu đựng trong thời gian dài khiến lượng acid lactic tăng cao gây đau nhức, uể oải cho người bệnh.
+ Do thiếu khoáng chất: Một số khoáng chất bị thiếu hụt như canxi, magie, kẽm, sắt, kali… cũng khiến người bệnh bị đau xương, cơ bắp, nhức mỏi. Cách chẩn đoán rất dễ dàng khi người bệnh thấy ê ẩm các ống xương tay, chân, đau nhức cơ thể vào ban đêm thì có thể thiếu caxi, còn nếu bị kích thích cơ, chuột rút, đau cơ thì thiếu magie…
+ Do Stress: Stress có thể làm thay đổi chức năng của axit HPA , từ đó làm thay đổi hàm lượng cortisone trong cơ thể, dẫn đến đau lan toả toàn thân và kéo dài.
* Triệu chứng của bệnh đau nhức toàn thân
+ Người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể đau mọi lúc mọi nơi
+ Đau nhức toàn thân khi ngủ dậy, đau nhức toàn thân vào ban đêm. Có thể là đau cơ, đau lưng, đau chân, đau cột sống…càng vận động càng đau, và trời càng lạnh thì càng đau. Đối với phụ nữ, hiện tượng đau nhức toàn thân sau sinh cũng hay xảy ra do nội tiết thay đổi và cơ thể mất sức.
+ Đau nhức toàn thân gây ra cảm giác mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ thường xuyên và khó khăn khi tập trung công việc.
+ Đau nhức cơ khớp toàn thân dẫn đến trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu giấc và thường xuyên bị thức giấc giữa chừng.
+ Thần kinh bị căng thẳng thường trực, đau nửa đầu, đãng trí, chứng trầm cảm,…
+ Một số người bệnh còn trở nên nhạy cảm với mùi, với ánh sáng, với tiếng động.
+ Đi kèm là các biểu hiện nhẹ như sốt cao đau nhức toàn thân, hoặc nặng hơn thì co giật, kiệt sức, mất khả năng vận động
* Cách điều trị bệnh đau nhức toàn thân
Nếu nguyên nhân chỉ là do vận động quá sức, ngồi, nằm không đúng tư thế hay do thời tiết thay đổi thì việc điều trị là khá đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện một trong những biện pháp sau, kết hợp với việc nghỉ ngơi là cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất.
1. Tắm nước nóng: Tắm nước nóng là một cách thư giãn cơ thể và giải tỏa những căng thẳng thần kinh hiệu quả. Ngoài ra, nước nóng giúp bạn làm giảm và xoa dịu những cơn đau cơ nhanh chóng, cơ thể sẽ thoái mái hơn sau khi tắm. Bạn cũng dễ ngủ hơn nếu ngâm mình trong nước nóng trước khi đi ngủ.
2. Massage giảm nhức mỏi toàn thân: Massage là một trong những liệu pháp tự nhiên có khả năng giảm đau hiệu quả, kể cả những cơn đau cấp tính hay mãn tính. Những động tác massage nhẹ nhàng sẽ giúp thư giãn cơ bắp và hệ thần kinh, các gân cơ được thả lỏng và giảm đau mỏi, giảm lo âu căng thẳng.
3. Tập Yoga: Các bài tập Yoga không chỉ giúp cơ thể và tinh thần được thư giãn mà còn có tác dụng với những cơn đau nhức mỏi toàn thân. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện liệu pháp thiền định cũng là biện pháp rất tốt để thanh tỉnh đầu óc, tăng cường sự minh mẫn và xua tan những cơn đau.
4. Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu: Một cách khác mà bạn có thể thực hiện để giảm bớt hiện tượng đau nhức cơ thể nhanh chóng là xoa bóp, bấm huyệt hay châm cứu. Cơ chế của hình thức này là kích thích vào các huyệt đạo trên cơ thể, giúp cho các cơ bắp được thư giãn, khí huyết được lưu thông, tăng cường tuần hoàn máu, từ đó nhanh chóng làm giảm cảm giác đau nhức. Việc tăng cường tuần hoàn máu và khí huyết cũng giúp nâng cao sức khỏe tổng thể của người bệnh, nhờ thế mà bệnh nhân cũng ít khi bị bệnh trở lại.
Nếu là do đau nhức xương khớp do bị thoái hóa khớp thì chúng ta phải dùng các sản phẩm bổ dưỡng cho xương khớp giúp tái tạo cơ, gân, sụn, khớp giúp xương chắc khỏe.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về bệnh đau nhức toàn thân giúp bạn trả lời câu hỏi đau nhức toàn thân là bệnh gì và cách chữa trị như thế nào. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc!
Mách bạn:
Bi-Jcare – Sức khỏe xương khớp cho mọi nhà
Bi-Jcare hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị thoát vị đĩa đệm.
- Người bị bong gân, giãn dây chằng
- Người bị viêm khớp cấp và mãn tính
- Người bị thoái hóa khớp, tổn thương khớp.
- Người bị khô khớp, ít dịch nhờn khớp
Bi-Jcare - Giúp nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, làm tăng dịch nhờn bôi trơn các khớp xương, mạnh gân, phục hồi tính linh hoạt của mối liên kết cơ – gân – khớp. Giúp phục hồi và giảm đau trong các trường hợp viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, giãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.
Xem thêm trên Website tại: >>> TPCN Bi-Jcare bổ xương khớp của Mỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét