Bạn bị viêm đa khớp dạng thấp, bạn chưa biết chữa trị như thế nào? Dưới đây là cách chữa bệnh viêm khớp dạng thấp an toàn hiệu quả do Ths. Bs Phan Đăng Bình khuyên bạn nên làm theo. Nếu bạn làm theo những cách này thì bệnh viêm đa khớp dạng thấp của bạn không còn là nỗi lo nữa. Vậy cách chữa bệnh đó là như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.
* Cách chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Trước tiên muốn chữa được bệnh chúng ta cần hiểu bệnh viêm đa khớp dạng thấp là gì. Dân gian thường gọi viêm đa khớp dạng thấp là bệnh thấp khớp. Có không ít người nghĩ rằng, viêm đa khớp dạng thấp chỉ xảy ra ở người già, người trung niên lớn tuổi, tuy nhiên sự thật là, tỷ lệ người trẻ tuổi dưới 40 và trẻ nhỏ dưới 16 tuổi cũng có nguy cơ mắc cao.
Đây là căn bệnh dạng viêm gây tổn thương khớp cực kỳ phổ biến. Nguyên nhân gây bệnh phần lớn là do hệ miễn dịch bên trong cơ thể gây ra. Bệnh thường tấn công vào các màng của các khớp từ đó dẫn đến hiện tượng sưng đau, buốt nhói và cuối cùng nếu không điều trị sẽ gây biến dạng khớp.
Bệnh viêm đa khớp gây đau đồng thời ở nhiều khớp nhỏ như bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, bàn chân và mắt cá chân. Ngoài ra các khớp vùng đầu gối, xương hàm và hông cũng có thể bị tuy nhiên tỷ lệ ít hơn.
+ Thủ phạm gây ra viêm đa khớp dạng thấp:
- Tác nhân khởi phát: Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi các tế bào bạch cầu có chức năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus di chuyển từ máu vào trong màng bao quanh khớp. Các tế bào bạch cầu này xuất hiện và gây ra phản ứng viêm tại khớp do việc tạo ra các chất gây viêm như TNF-alpha, protein. Nhiều giả thiết cho rằng virus có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên giả thiết này chưa được chứng minh một cách chắc chắn.
- Yếu tố di truyền: một trong những nguyên nhân gây bệnh mà chúng ta không thể không kể đến đó là yếu tố di truyền. Viêm khớp dạng thấp là bệnh có tính chất gia đình, nếu trong gia đình, bố hoặc mẹ hoặc cả 2 bố mẹ mắc viêm khớp dạng thấp khả năng cao người con cũng sẽ mắc bệnh.
- Yếu tố cơ địa: Nữ giới có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn gấp 2-3 lần so với nam giới, chiếm đến 80%. Và 70% là những bệnh nhân trên độ tuổi 30, 35. Do đó các chị em trong độ tuổi trên 35 hãy chú ý chăm sóc bản thân để có thể ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
- Một số yếu tố thuận lợi khác như cơ thể suy yếu, mệt mỏi, nhiễm lạnh, môi trường sống ẩm thấp, sau phẫu thuật… cũng là những tác nhân gây nên bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
+ Các triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp
- Triệu chứng của viêm khớp: Cứng khớp, thường xuất hiện vào buổi sáng khi mới ngủ dậy; sưng khớp, có thể tụ dịch nhiều hoặc chỉ sưng phù lên; đau khớp; nóng da, đỏ da ở vùng da quanh khớp bị viêm. Tình trạng viêm, đau ở khớp có tính chất đối xứng và chủ yếu xảy ra ở các khớp nhỏ và nhỡ ở hai tay (các khớp từ khuỷu tay xuống bàn tay), hai chân (các khớp từ khớp gối xuống bàn chân). Các khớp đau có tính chất chạy, lan sang các khớp khác, đặc biệt là các khớp đối xứng.
- Triệu chứng ở các cơ quan khác: xuất hiện các “nốt thấp” (hạt hay cục nổi lên khỏi bề mặt da) chắc, không đau, dính vào nền xương ở dưới, có đường kính từ 5 – 20mm, thường xuất hiện ở khuỷu tay và có thể rất đau. Người bệnh viêm đa khớp dạng thấp có thể bị viêm màng phổi không triệu chứng, khàn giọng (do ảnh hưởng lên thanh quản). Ngoài ra, người bệnh có thể bị viêm màng ngoài tim, đau hoặc nhồi máu cơ tim (trong một số trường hợp).
- Triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, trì trệ, suy nhược cơ thể; chán ăn, sụt cân; đau nhức mỏi toàn thân. Người bị viêm đa khớp dạng thấp thường hay sợ gió sợ lạnh, gai sốt khi thời tiết thay đổi.
Trên đây là một số triệu chứng điển hình của viêm đa khớp dạng thấp, để chẩn đoán chính xác bệnh, mức độ nặng nhẹ bạn cần đến bệnh viện để làm các xét nghiệm cho chuẩn xác để biết được bệnh tình của mình như thế nào và có hướng điều trị hợp lý.
+ Cách chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp
- Chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp bằng thuốc:
Tùy vào mức độ của bệnh mà có các loại thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp khác nhau.
Giai đoạn 1: Bệnh nhẹ, số khớp viêm ít, khả năng vận động gần như bình thường. Các thuốc hay dùng thường là Aspirin, Chloroquine…
Giai đoạn 2: Nhiều khớp bị viêm và vận động bị hạn chế. Thuốc thường dùng giống như thuốc ở giai đoạn 1 nhưng bổ sung thêm các loại thuốc chống viêm nonsteroid, thuốc chứa corticoid liều trung bình.
Giai đoạn 3: Bệnh nặng, ít hoặc mất hẳn khả năng vận động. Thuốc dùng trong giai đoạn này thường là corticoid liều cao; thuốc D-Penicilamin, Methotrexade, Cyclophosphamide…
Việc dùng thuốc để điều trị bằng thuốc thì tác dụng nhanh, nhất là trong vấn đề chống viêm, giảm đau. Tuy nhiên tác dụng của thuốc không lâu dài, do đó phải sử dụng liên tiếp, kéo dài và nếu ngưng thuốc thì bệnh nhân sẽ bị đau lại. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc kéo dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ.
- Chữa bệnh bằng thực phẩm chức năng vừa an toàn lại hiệu quả cao:
Các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc đông dược, viên uống bổ khớp chứa glucosamin, thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp như sụn vi cá mập… hiện cũng được nhiều người bệnh tin dùng bởi độ an toàn cao. Hiện nay trong số các loại đó nổi bật lên có sản phẩm Bi-Jcare của Mỹ hỗ trợ điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp tốt nhất.
Công dụng của thực phẩm chức năng Bi-Jcare: Giúp nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, làm tăng dịch nhờn bôi trơn các khớp xương, mạnh gân, phục hồi tính linh hoạt của mối liên kết cơ – gân – khớp. Giúp phục hồi và giảm đau trong các trường hợp viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, giãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.
Cho tiết tiết có thể xem thêm tại: >>> Thực phẩm chức năng Bi-Jcare – Bổ xương khớp
Ngoài việc bổ sung thực phẩm chức năng bổ xương khớp các bạn cũng nên hạn chế làm các việc nặng, nên tập thể thao nhẹ tốt nhất là đi bộ và đạp xe. Đồng thời nên bổ sung thêm các thức ăn bổ dưỡng cho xương khớp và hạn chế ăn các thức ăn có hại cho xương khớp.
Có thể bạn quan tâm: >>> Viêm đa khớp nên ăn gì và kiêng gì?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét