Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Bệnh viêm đa khớp và cách chữa trị


Viêm đa khớp có xu hướng ngày càng tăng lên nếu không điều trị tốt thì có nguy cơ tàn phế. Vậy bệnh viêm đa khớp và cách chữa trị như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Để tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi này chúng ta đi tìm hiểu về bệnh viêm đa khớp. Qua đó chúng ta có hướng điều trị cụ thể.
Bệnh viêm đa khớp và cách chữa trị
* Bệnh viêm đa khớp là gì?
Viêm đa khớp là tình trạng sưng, đau và cứng khớp ở một hoặc nhiều khớp mỗi khi thời tiết thay đổi. Bệnh viêm đa khớp thuộc bệnh lý viêm khớp mạn tính ở các khớp ngoại biên có khả năng phá hủy cấu trúc khớp và dẫn đến tàn phế kèm theo các biến chứng về tim mạch, thần kinh mà chúng ta cần tìm hiểu rõ. Tên gọi viêm đa khớp là rút gọn lại của viêm đa khớp dạng thấp. Căn bệnh viêm đa khớp dạng thấp phổ biến này chiếm đến gần 3% dân số, còn tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp chiếm đến 20%. Bệnh lý này thường gặp ở độ tuổi trung niên từ 35-60.
Viêm đa khớp dạng thấp là loại bệnh lý mãn tính, rất khó điều trị dứt điểm. Một vài nguyên nhân hình thành lên bệnh viêm đa khớp dạng thấp chúng ta hãy cùng tìm hiểu sau đây để từ đó có thể ngăn chặn bệnh ngay khi vừa mới hình thành.
Có thể bạn quan tâm:
* Nguyên nhân hình thành bệnh viêm đa khớp dạng thấp
+ Tác nhân khởi phát: Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi các tế bào bạch cầu có chức năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus di chuyển từ máu vào trong màng bao quanh khớp. Các tế bào bạch cầu này xuất hiện và gây ra phản ứng viêm tại khớp do việc tạo ra các chất gây viêm như TNF-alpha, protein. Nhiều giả thiết cho rằng virus có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên giả thiết này chưa được chứng minh một cách chắc chắn.
+ Yếu tố cơ địa: Nữ giới có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn gấp 2-3 lần so với nam giới, chiếm đến 80%. Và 70% là những bệnh nhân trên độ tuổi 30, 35. Do đó các chị em trong độ tuổi trên 35 hãy chú ý chăm sóc bản thân để có thể ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Bệnh viêm đa khớp và cách chữa trị
+ Yếu tố di truyền: một trong những nguyên nhân gây bệnh mà chúng ta không thể không kể đến đó là yếu tố di truyền. Viêm khớp dạng thấp là bệnh có tính chất gia đình, nếu trong gia đình, bố hoặc mẹ hoặc cả 2 bố mẹ mắc viêm khớp dạng thấp khả năng cao người con cũng sẽ mắc bệnh.
+ Yếu tố thuận lợi: ngoài các nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp chúng ta vừa kể ở trên. Những nguyên nhân góp phần hình thành bệnh khác mà chúng ta cần biết đó là sau khi bị chấn thương, cơ thể suy yếu do bệnh tật, sinh sống trong môi trường ẩm thấp, lạnh lẽo kéo dài, sau thời gian sinh đẻ không kiêng khem cẩn thận…
* Triệu chứng của bệnh viêm đa khớp
Biểu hiện toàn thân và ngoài khớp của bệnh viêm đa khớp rất đa dạng, bệnh nhân có thể gặp một hoặc nhiều các triệu chứng sau:
+ Giai đoạn khởi phát: Ở giai đoạn này bệnh thường khởi phát từ từ, tăng dần, chỉ khoảng 10-15% bệnh bắt đầu đột ngột và cấp tính. Trước khi có triệu chứng của khớp, bệnh nhân có thể có biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, ra nhiều mồ hôi, tê các đầu chi. Giai đoạn này kéo dài vài tuần đến vài tháng rồi chuyển sang giai đoạn toàn phát.
Triệu chứng của bệnh viêm đa khớp
+ Giai đoạn toàn phát: Dấu hiệu đầu tiên thường thấy ở bệnh viêm đa khớp là cảm giác đau khớp, viêm một khớp (khớp bàn tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay, khớp gối, cổ chân, bàn chân, ngón chân) rồi tăng dần ở các khớp khác. Các khớp viêm có tính chất đối xứng. Bệnh nhân có thể có cảm giác cứng khớp buổi sáng, thức dậy không thể vận động được ngay mà phải xoay khớp, xoa bóp chừng 10-15 phút mới có thể xuống giường. Tình trạng cứng khớp buổi sáng có thể kéo dài trên 1 giờ.
Có thể xuất hiện hạt dưới da ở trên xương gần khớp khuỷu tay, trên xương chày (gần khớp gối), quanh khớp cổ tay. Hạt có đường kính 5 – 15 mm nổi lên trên mặt da, chắc, không đau, không di động.
Nếu không được điều trị kịp thời, sụn và đầu xương sẽ bị bào mòn, làm khe khớp dần hẹp lại, các đầu xương dính với nhau gây biến dạng khớp, các ngón tay co quắp lại, không cầm nắm được, vai không thể giơ lên cao, ngón chân bị trẹo ra ngoài rất đau đớn dẫn tới tàn phế.
Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng toàn thân như sốt cao tới 41 độ C, mệt mỏi, người xanh xao, sút cân. Có thể xuất hiện các chấm màu hồng nhỏ ở thân mình và chân tay. Teo cơ có thể xảy ra ở vùng quanh khớp tổn thương do giảm vận động.
Người bệnh viêm đa khớp cũng có thể bị viêm màng ngoài tim và dễ bị tắc nghẽn động mạch tim, gây đau ngực hoặc nhồi máu cơ tim.
Khoảng dưới 5% số người bệnh viêm đa khớp có triệu chứng ở mắt, bao gồm mắt đỏ, đau mắt hoặc khô mắt, sợ ánh sáng, giảm thị lực.
* Cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm đa khớp
+ Viêm đa khớp là một bệnh mà khi đã thành mạn tính thì khó có thể chữa khỏi. Điều trị bệnh lý thường là kéo dài từ 1-2 tháng đến vài năm và có khi là điều trị suốt đời. Hiện nay, cũng có nhiều phương pháp điều trị như Tây y như dùng thuốc chống viêm có nhân steroid giúp giảm sưng tấy nhưng những loại thuốc này chỉ tạm thời làm giảm đau và bệnh rất dễ bị tái phát lại.
+ Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị thì bệnh nhân cũng cần duy trì thói quen tập luyện thể dục thường xuyên, tuy nhiên trong đợt cấp tính, bạn nên nghỉ ngơi, hãy vận động nhẹ nhàng các khớp.
+ Người bệnh bị viêm đa khớp không nên ăn kiêng quá mức mà cần cung cấp cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất. Nên bổ sung một số axit béo, đặc biệt là Omega-3 có trong các hồi, cá thu, cá mòi. Vitamin C, E cũng có tác dụng giảm đau, chống viêm cũng như làm chậm sự tiến triển của bệnh này.
+ Có thể bổ sung thêm các thực phẩm chức năng bổ xương khớp như: Bi-jcare, sụn cá mập,…
bi-jcare
Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Jcare bổ xương khớp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét