Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2019

Thoát vị đĩa đệm cách nhận biết và phương pháp điều trị


Thoát vị đĩa đệm là một bệnh rất nguy hiểm không thể xem nhẹ, đây là nguyên nhân gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng, đau chân  tay… Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng, rối loạn khác nhau, vì vậy khi phát hiện bệnh phải xử lý kịp thời tránh nguy hiểm cho người bệnh. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Biểu hiện và cách phòng tránh, điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu và tham khảo.

1. Bệnh thoát vị đĩa đệm là gi?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình. Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống, hay nói cách khác nó là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các đốt sống. Thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm mất nước.
Video chương trình hiểu đúng bệnh chữa đúng cách tư vấn về bệnh thoát vị đĩa đệm:

2. Biểu hiện, triệu chứng của thoát vị đĩa đệm.

- Đau kịch phát khi ta kích thích nhóm cơ: khi cúi, khi ho hắt hơi hoặc gắng sức. Đau tăng lên khi ngồi lâu, hoặc tư thế đứng hoặc nằm sấp.
- Nếu thoát vị vùng thấp của lưng: sẽ gây đau lưng, có kết hợp hoặc không triệu chứng đau dọc dây Thần kinh tọa.
- Nếu thoát vị đĩa đệm vùng cổ: sẽ có triệu chứng cứng và đau cổ. Đau lan ra 2 vai và cánh tay (thường là một bên), Khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, người bệnh có biểu hiện đau vùng gáy, vai. Ðau, tê, mất cảm giác từng vùng ở cả tay, cổ tay, bàn tay. Giảm cơ lực tay. Các hiện tượng đau, nhức, tê tăng lên hay giảm xuống theo cử động cổ tay...
thoát vị đĩa đệm
Biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm

3. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống.
  • Nguyên nhân đầu tiên gây thoát vị đĩa đệm là các chấn thương cột sống do tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động.
  • Nhiều thói quen sinh hoạt lao động hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi làm việc không đúng cách gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hoá khớp, trật khớp.
  • Các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh.
  • Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi.
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp với những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức…), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.
  • Thoái hóa đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.

4. Ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
- Bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ
- Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn.
- Ngoài ra bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động.
- Lao động và làm việc khó khăn ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, chưa kể những tốn kém do chi phí điều trị.
Bệnh thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến dây thần kinh. Đau rễ thần kinh phản ánh một quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh do chèn ép cơ học, xuất hiện sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu, ngồi lâu. Đau dội mạnh lên khi ho, hắt hơi, rặn đại tiện.
- Rối loạn cảm giác thường gặp là giảm cảm giác nông (nóng, lạnh, xúc giác) ở những khu vực khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương. Đây là biểu hiện mức độ tổn thương sâu sắc của rễ thần kinh.
- Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: Là một dạng đau rễ thần kinh ngắt quảng, nó xuất hiện khi đi được một đoạn làm bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ. Khi đi tiếp một đoạn nữa, đau lại xuất hiện, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ.
- Rối loạn vận động: bại và liệt cơ ở hai chân do rễ thần kinh chi phối bao gồm rối loạn cơ thắt: trong tổn thương các rễ vùng xương cùng có biểu hiện lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề, luôn luôn có nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động do liệt cơ thắt kiểu ngoại vi không giữ được nước tiểu.

5. Điều trị và phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm

Việc điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm điều trị dùng thuốc , không dùng thuốc và phẫu thuật.
  • Không dùng thuốc: bao gồm tuân thủ chế độ dinh dưỡng, vận động, tập luyện, nghỉ ngơi… phù hợp với thể trạng, tuổi tác, tình trạng bệnh của từng người.
  • Dùng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm, thực phẩm chức năng Bi-JCare.
Bi-JCare là công thức kết hợp đặc biệt giữa các hợp chất quan trọng nhất để khắc phục tình trạng bệnh lý của xương khớp, kiến tạo, tăng cường và chăm sóc sức khỏe hệ xương khớp. Glucosamine, Chondroitin sulfat, Type II Collagen, Hyaluronic acid, Boswellia Extract, MSM và bột rễ gừng và các muối khoáng, vi lương tạo ra một sản phẩm siêu cường dinh dưỡng khớp, bôi trơn các khớp xương, hỗ trợ cấu trúc của xương, sụn, da và các mô khác trong cơ thể.
Bi-JCare có thể sử dụng cho các đối tượng là người bắt đầu thấy xuất hiện các dấu hiệu sưng, nóng đỏ, đau các khớp, thoát vị đĩa đệm, dấu hiệu lão hóa của xương khớp như: đau âm ỉ, mỏi các khớp, đau nhức thường xuyên xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế.
Bi-jcare bổ xương khớp
Bi-JCare  điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Bi-jcare có tác dụng
- Giúp nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp.
- Bi-Jcare là một trị liệu lý tưởng cho viêm bao hoạt dịch, viêm xương khớp cấp và mãn, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp và thoái hóa khớp ..
- Giảm đau xương khớp cấp và mãn tính.
- Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
- Hỗ trợ điều trị cơ bản bệnh thoái hóa khớp, còi xương, loãng xương và cải thiện lượng can-xi;
- Tăng tính vững bền của collagen nội bào, duy trì tính đàn hồi của mô liên kết.
- Củng cố bao hoạt dịch, tăng cường sức bên của hệ dây chằng nên hỗ trị điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng, cổ....
  • Phẫu Thuật: hiện nay, nhiều người chữa thoát vị đĩa đệm bằng các phương pháp khác nhau nhưng không hiệu quả nên băn khoăn không biết có nên mổ hay không. Phẫu thuật chỉ được áp dụng trong các trường hợp cấp cứu như đau thần kinh tọa gây liệt, các rối loạn cơ tròn hoặc đau dữ dội dọc lộ trình dây thần kinh tọa hoặc điều trị nội khoa không có kết quả. Căn cứ vào tổn thương cụ thể mà bác sỹ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa bằng các phẫu thuật khác nhau.
Tuy nhiên để phẫu thuật đĩa đệm là một vấn đề không đơn giản, bởi lẽ liền kề với đĩa đệm là hệ thống tổ chức dây thần kinh rất phức tạp, bất cứ sai sót nào trong quá trình phẫu thuật có thể dẫn đến biến chứng mà bệnh tình không hề suy giảm.

6. Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Để phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm chúng ta cần phải chú ý tư thế trong sinh hoạt hàng ngày. Việc này không chỉ tránh gù vẹo cột sống mà còn làm giảm yếu tố nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm. Đối với những người cao tuổi, trung niên không nên chơi thể thao quá sức, không vận động mạnh, xoay người đột ngột, tránh lao động, khuân vác nặng.
Sau mỗi giờ làm việc nên đứng dậy, giải lao, vận động nhẹ nhàng vì ngồi lâu kéo dài trong tư thế gò bó ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng và cũng là yếu tố gây thoát vị đĩa đệm.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, không để bị loãng xương hay béo phì.
Cuối cùng tôi xin  cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, hi vọng bài viết này là một thông tin tốt, bổ ích cho các bạn, chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, thành công và nhiều niềm vui.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét