Viêm đa khớp dạng thấp là căn bệnh nguy hiểm có thể gây dính, biến dạng khớp dẫn đến tàn phế. Vậy viêm đa khớp dạng thấp và cách điều trị như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Dưới đây Ths. Bs Phan Đăng Bình sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi viêm đa khớp dạng thấp và cách điều trị. Bác sĩ cũng chỉ ra nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng nhận biết về bệnh.
* Viêm đa khớp dạng thấp là gì?
Viêm đa khớp dạng thấp là tình trạng một hay nhiều khớp bị sưng đau lúc thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Bệnh xuất hiện trên những người bị viêm họng cấp hoặc mãn do chủng vi khuẩn liên cầu hoạt huyết nhóm A gây nên. Lúc cấp tính, tại vùng khớp bị sưng, đỏ, nóng đau; nhưng khi đã thành mạn thì các dấu hiệu này không rõ ràng, chỉ thấy sưng, đau hoặc mỏi ở những khớp đa viêm nhiễm và di chuyển nhiều lần.
* Nguyên nhân gây ra viêm đa khớp dạng thấp
Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh gặp rất phổ biến, nhưng nguyên nhân của bệnh vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Gần đây người ta cho rằng Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, với sự tham gia của các yếu tố sau:
+ Tác nhân khởi phát: Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi các tế bào bạch cầu có chức năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus di chuyển từ máu vào trong màng bao quanh khớp. Các tế bào bạch cầu này xuất hiện và gây ra phản ứng viêm tại khớp do việc tạo ra các chất gây viêm như TNF-alpha, protein. Nhiều giả thiết cho rằng virus có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên giả thiết này chưa được chứng minh một cách chắc chắn.
+ Yếu tố cơ địa: Nữ giới có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn gấp 2-3 lần so với nam giới, chiếm đến 80%. Và 70% là những bệnh nhân trên độ tuổi 30, 35. Do đó các chị em trong độ tuổi trên 35 hãy chú ý chăm sóc bản thân để có thể ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
+ Yếu tố di truyền: một trong những nguyên nhân gây bệnh mà chúng ta không thể không kể đến đó là yếu tố di truyền. Viêm khớp dạng thấp là bệnh có tính chất gia đình, nếu trong gia đình, bố hoặc mẹ hoặc cả 2 bố mẹ mắc viêm khớp dạng thấp khả năng cao người con cũng sẽ mắc bệnh.
+ Yếu tố thuận lợi: ngoài các nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp chúng ta vừa kể ở trên. Những nguyên nhân góp phần hình thành bệnh khác mà chúng ta cần biết đó là sau khi bị chấn thương, cơ thể suy yếu do bệnh tật, sinh sống trong môi trường ẩm thấp, lạnh lẽo kéo dài, sau thời gian sinh đẻ không kiêng khem cẩn thận…
Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh mang tính xã hội vì tỷ lệ mắc bệnh cao, bệnh diễn biến kéo dài, hậu quả dẫn đến tàn phế.
* Các triệu chứng nhận biết bệnh viêm đa khớp dạng thấp
+ Viêm ở nhiều khớp có tính đối xứng: Triệu chứng đặc biệt có thể dễ nhận thấy ở bệnh viêm đa khớp dạng thấp đó chính là tình trạng viêm diễn ra ở nhiều khớp và có tính chất đối xứng. Điều này xảy ra trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh. Nếu bệnh nhân bị viêm ở đầu gối bên trái thì thì đầu gối bên phải cũng bị viêm. Điều này cũng xảy ra tương tự ở các khớp bàn tay, bàn chân hay khớp vai…
+ Đau khớp: Đây là triệu chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp điển hình nhất. Các cơn đau cũng xuất hiện đối xứng nhau. Bệnh viêm đa khớp dạng thấp thường có xu hướng ảnh hưởng và gây đau đến các khớp nhỏ trước tiên, đặc biệt là các khớp ngón tay, ngón chân.
+ Cứng khớp: Hiện tượng cứng khớp có thể xảy ra ở bệnh nhân bị viêm khớp, thoái hóa khớp. Nhưng cũng không ngoại trừ trường hợp bệnh nhân bị viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh nhân thường bị cứng khớp vào buổi sáng khi ngủ dậy. Phải mất khoảng 15-20 phút để xoa bóp mới có thể vận động bình thường.
+ Sưng khớp: Hiện tượng sưng khớp diễn ra rất phổ biến ở các khớp bị viêm. Đôi khi khớp chỉ bị sưng nhẹ nhưng cũng có trường hợp khớp bệnh sưng rất to. Nguyên nhân chính là do khi khớp bị tổn thương nó sẽ thúc đẩy sự hình thành của các gai xương xung quanh nó và gây sưng đau khi bệnh nhân vận động mạnh. Biểu hiện này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận động của khớp.
+ Biến dạng khớp: Triệu chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp này thường xuất hiện ở giai đoạn nặng của bệnh. Các khớp bị viêm lâu ngày có thể bị dính hoặc biến dạng khiến bệnh nhân mất dần khả năng vận động. Lúc này viêm đa khớp dạng thấp gây nguy cơ tàn phế khá cao.
Ngoài các triệu chứng trên bệnh có các biểu hiện khác như: Mệt mỏi, chán ăn, sụt giảm cân nặng, thiếu máu, da dẻ xanh xao, sốt nhẹ, xuất hiện nhiều hạt xung quanh khớp bị viêm, nổi ban đỏ ở lòng bàn tay hay lòng bàn chân, teo và yếu liệt các cơ, phình bao khớp, viêm gân hay bao gân quanh khớp, trầm cảm…
* Cách điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Để điều trị viêm đa khớp dạng thấp, người bệnh cần phải áp dụng nguyên tắc điều trị theo đúng sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, kiên trì và lâu dài. Ngoài ra, bạn cũng cần phải theo dõi thật sát seo tình trạng bệnh của mình để ngăn chặn những biến chứng. Cách điều trị viêm đa khớp dạng thấp tốt nhất hiện nay chủ yếu là sử dụng thuốc kết hợp với chỉnh hình, vật lý trị liệu.
+ Điều trị bệnh bằng thuốc tây: Cũng tùy vào mức độ viêm đa khớp dạng thấp của từng bệnh nhân sẽ có loại thuốc điều trị sao cho phù hợp nhất.
Giai đoạn nhẹ, số lượng khớp xương bị viêm còn ít, người bệnh vẫn có khả năng vận động được thì có thể sử dụng thuốc giảm đau như choloroquine, Aspirin…
Giai đoạn khớp xương bị viêm nhiều hơn, vận động gặp khó khăn. Ngoài sử dụng những loại thuốc ở giai đoạn nhẹ, người bệnh cần phải kết hợp thêm một số loại thuốc khác như thuốc chứa corticoid liều trung bình, thuốc chống viêm nonsteroid.
Giai đoạn bệnh đã nặng, khả năng vận động bị mất dần đi. Người bệnh cần phải sử dụng thuốc D – Penicilamin, Cyclophosphamide, corticoid liều cao…
Những loại thuốc này đều là thuốc có tác dụng trong việc kháng viêm, giảm đau nhanh. Nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, hết thuốc bệnh sẽ đau trở lại. Nhiều trường hợp khi sử dụng thuốc tây chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp đã bị loãng xương, teo cơ, béo phì, giòn xương… vì thế bạn cần phải cân nhắc trước khi sử dụng.
+ Điều trị bệnh bằng y học cổ truyền:Trong y học cổ truyền quan niệm, viêm đa khớp dạng thấp là một chứng thuộc Tỳ. Khi tỳ bị bế tắc sẽ khiến cho chất không được lưu thông. Tỳ thường sử dụng để diễn tả triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp gồm có tê mỏi, sưng buốt, nhức, đau… các khớp xương và da thịt. Nhưng dùng y học cổ truyền thuốc nam phải điều trị lâu dài mới thấy có kết quả.
Có thể bạn quan tâm:
+ Thực phẩm chức năng: Những loại thực phẩm chức năng để điều trị viêm đa khớp dạng thấp đều có nguồn gốc chính từ thảo dược. Đang có nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp này vì nó an toàn hơn nhiều so với việc sử dụng thuốc tây. Thực phẩm chức năng giúp điều trị bệnh lý tốt về khớp hiện nay như Bi-Jcare, Shark cartilage,… Đây được coi là một trong những phương pháp đem tới hiệu quả bất ngờ trong việc chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Bởi lẽ toàn bộ nguyên liệu đều được lấy từ tự nhiên, rất lành tính, không gây tác dụng phụ tới người bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét