Thoái hóa cột sống là căn bệnh phổ biến hiện nay, bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bị thoái hoá cột sống nên ăn gì tốt cho bệnh là câu hỏi của nhiều người. Thoái hóa cột sống nếu biết cách ăn uống và bổ sung dưỡng chất đầy đủ thì quá trình điều trị bệnh sẽ được nhanh hơn. Ngược lại không biết cách ăn uống kiêng khem bệnh sẽ ngày một nặng hơn và khó điều trị hơn. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu bị thoái hoá cột sống nên ăn gì tốt cho bệnh.
* Thoái hóa cột sống là gì?
Đây là một loại bệnh về xương khớp rất phổ biến, hầu hết mọi người đều gặp trong các giai đoạn của cuộc đời, nhất là khi lớn tuổi. Đây là quá trình lão hóa xảy ra ở cột sống khi cơ thể bạn trở nên già đi. Thoái hóa cột sống gây đau nhức, viêm khớp, mọc gai nơi những đốt sống, giảm khả năng vận động của bệnh nhân. Cột sống cơ thể người có 33 đến 34 đốt xương sống, gồm 12 đốt sống ngực, 7 đốt sống cổ, 5 đốt thắt lưng và những đốt xương sống cụt và cùng dính với nhau để tạo ra xương cụt và xương cùng. Những đốt sống này được nối bằng những sợi dây chằng và được bảo vệ nhờ vào hệ thống cơ.
Theo nhận định của các chuyên gia, những vị trí thường hay bị thoái hóa gồm có: Lưng, Cổ và vùng thắt lưng. Nguyên nhân vẫn là vì quá trình lão hóa, do đó, căn bệnh này hay xảy ra với những người trong độ tuổi khoảng 35 tuổi trở lên.
* Bị thoái hóa cột sống nên ăn gì?
+ Trái cây: Để chữa thoái hóa cột sống người bệnh nên ăn ổi, đu đủ, dứa, cam, chanh, bưởi. Đây là nguồn cung ứng men kháng viêm và vitamin C dồi dào.
+ Đậu nành: Tuy đậu nành không chứa nhiều canxi nhưng lại là thực phẩm rất tốt để phòng loãng xương. Trong đậu nành có chứa hoạt chất Genistein, được xem như là hormon estrogen thực vật. Chúng có tác dụng tương tự estrogen sinh học, còn góp phần làm xương chắc khỏe.
+ Các loại thịt: Người bệnh nên ăn thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm. Đặc biệt với quan niệm “ăn gì bổ nấy” thì những món ăn nấu từ xương ống, sườn cũng rất tốt cho người bệnh. Điển hình như phần nước hầm xương luôn chứa nhiều glucosamin và chondroitin, đây là hai hợp chất tự nhiên có tác dụng bổ sung canxi cho cơ thể.
+ Rau xanh và các loại quả củ màu đỏ: Điển hình như súp lơ xanh là thực phẩm chứa nhiều vitamin K và C giúp xương khớp chắc khỏe. Cà rốt giàu vitamin A và E - hai nhân tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương. Ăn nhiều cà chua cũng rất có lợi vì làm bớt đau khớp, ngoài ra hạt cà chua còn có thể thay thế aspirin giúp chống viêm khớp và giảm đau rất tốt.
+ Nấm và mộc nhĩ: Nấm và mộc nhĩ là hai thực phẩm ngon, ngoài ra chúng còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể chống lão hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh xương khớp, ung thư, tim mạch,... Cụ thể, mộc nhĩ có tác dụng hạ huyết áp, ngừa xơ vữa động mach. Nó còn chứa polysaccharid có khả năng tăng cường miễn dịch trong cơ thể người để chống chất phóng xạ và ức chế khối u. Còn nấm hương thì từ lâu đã được mệnh danh là “vua của các loại nấm” có tác dụng chống viêm, chữa cơ thể suy nhược và giảm chứng tê bại chân tay.
+ Canxi: Canxi là chất khoáng cấu tạo nên thành phần xương nổi bật nhất. Nó là yếu tố cần thiết cho sức khỏe xương và giúp duy trì mật độ xương đặc biệt là ở tuổi già. Việc tiêu thụ đủ canxi sẽ ngăn ngừa sự phát triển của chứng loãng xương, một rối loạn được đặc trưng bởi xương yếu và giòn – một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến thoái hóa cột sống. Canxi được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, phổ biến nhất là sữa, các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn và bách xơ, một số loại đậu, cá (cá mòi và cá hồi)…
+ Bổ sung vitamin D: Ngoài thực phẩm ra, lối sống cũng đóng góp phần quan trọng để phòng ngừa, điều trị thoái hóa cột sống. Thường xuyên vận động sẽ tăng hấp thu canxi, tập cho xương chắc khỏe. Thường xuyên đi ra ngoài trời sẽ tăng tạo vitamin D do da tiếp xúc với ánh nắng sẽ giúp tổng hợp vitamin D. Đây là vitamin giúp hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể. Nhiều khuyến cáo hiện nay về tình trạng thiếu vitamin D ở người cao tuổi do thời gian ở trong nhà quá nhiều, ngại đi ra ngoài do sợ té ngã. Thật ra nếu càng ít đi lại, ít vận động thì xương càng xốp, phản xạ của cơ bắp càng yếu và càng dễ té ngã. Khi đã bị té ngã thì lại dễ dàng bị gãy xương hoặc nhẹ thì rạn nứt xương gây đau lưng, đau cột sống.
+ Vitamin C: Nếu bạn vẫn thắc mắc bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì thì vitamin C chính là câu trả lời tiếp theo. Vitamin C là cần thiết cho sự hình thành collagen, một chất được tìm thấy trong xương, cơ, da và gân. Vitamin C là một phần quan trọng của quá trình cho phép tế bào hình thành mô. Nó cũng có chức năng như một chất chống oxy hoá. Bổ sung lượng vitamin C thích hợp là yếu tố quan trọng để chữa lành các cơ, gân, dây chằng, đĩa đệm cũng như để giữ cho xương sống khỏe mạnh. Vitamin C có thể được tìm thấy trong các loại trái cây như dâu tây, kiwi, trái cây có múi, cà chua, bông cải xanh, rau bina, ớt đỏ ớt xanh và khoai lang.
+ Magie: Sẽ thật thiếu sót nếu không bổ sung Magie vào danh sách câu trả lời cho thắc mắc bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì. Magie là khoáng chất chính trong cấu trúc của xương và cũng đóng vai trò quan trọng cho hơn 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Nếu lượng magiê trong máu giảm, cột sống của bạn sẽ bị thiếu hụt magie. Thiếu magiê sẽ làm giảm mật độ xương và làm tiến triển nặng thêm tình trạng thoái hóa. Hãy bắt đầu tự mình trả lời cho câu hỏi bị thoái hóa cột sống nên ăn gì. Bổ sung đủ magie cho cơ thể không chỉ phòng chống bệnh loãng xương mà còn giúp thư giãn và co bóp cơ, tăng cường các cơ hỗ trợ cột sống. Magiê được tìm thấy trong các loại rau lá xanh, cá, đậu, hạt, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, bơ, chuối và sôcôla đen (70% cacao hoặc cao hơn).
* Bị thoái hóa cột sống nên kiêng gì?
+ Các loại đồ uống có cồn: Đồ uống có cồn như bia rượu là những loại đồ uống khuyến cáo người bệnh tuyệt đối không được dùng trong quá trình điều trị bệnh.
+ Thực phẩm giàu chất đạm: Các loại thực phẩm giàu đạm như thịt chó, thịt bò, các loại thịt màu đỏ…người bệnh cũng nên hạn chế bởi các chất có trong đồ ăn này có thể khiến tình trạng viêm cột sống thêm nghiêm trọng hơn từ đó khiến việc trị bệnh trở nên khó khăn hơn.
+ Các chất kích thích: Các chất kích thích như thuốc lá là những thứ người bệnh cần tránh xa. Theo một nghiên cứu cho biết, tỷ lệ người hút thuốc lá mắc các bệnh xương khớp như thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, đau lưng, thoát vị đĩa đệm cao hơn nhiều so với những người không hút thuốc.
+ Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều giàu mỡ, cay nóng: Đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều giàu mỡ như xúc xích, dăm bông, gà rán, khoai tây chiên…là những món ăn nhanh không tốt cho sức khỏe nếu bạn dùng thường xuyên. Đây là những món ăn nhiều cholesterol – một loại chất béo trong máu từ đó làm ảnh hưởng tới sức khỏe đặc biệt là những người bị bệnh viêm khớp, tim mạch… hạn chế đồ cay và nước sốt nhiều gia vị. Có thể ăn thịt nhưng nên chọn các loại thanh đạm như thịt gà, cá và hạn chế tối đa những thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, mì, bún… Chú ý cắt giảm lượng muối trong thức ăn.
Mách bạn:
Bi-Jcare hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị thoát vị đĩa đệm.
- Người bị bong gân, giãn dây chằng
- Người bị viêm khớp cấp và mãn tính
- Người bị thoái hóa khớp, tổn thương khớp.
- Người bị khô khớp, ít dịch nhờn khớp
Bi-Jcare - Giúp nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, làm tăng dịch nhờn bôi trơn các khớp xương, mạnh gân, phục hồi tính linh hoạt của mối liên kết cơ – gân – khớp. Giúp phục hồi và giảm đau trong các trường hợp viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, giãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.
Xem thêm trên Website tại: >>> TPCN Bi-Jcare bổ xương khớp của Mỹ
Video về công dụng của Bi-Jcare với hệ xương khớp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét