Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Cách chữa đau khớp gối bằng thảo dược an toàn hiệu quả


Bạn bị đau khớp gối, bạn muốn tìm cách chữa bằng thảo dược, bạn chưa biết cách nào? Cách chữa đau khớp gối bằng thảo dược an toàn hiệu quả là câu hỏi của nhiều người. Đau khớp gối là tình trạng thường gặp ở nhiều người với mọi độ tuổi, đặc biệt là người già. Đây là một dấu hiệu lâm sàng của nhiều căn bệnh về xương khớp như: viêm khớp, thoái hóa khớp… Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu cách chữa đau khớp gối bằng thảo dược an toàn hiệu quả.
Cách chữa đau khớp gối bằng thảo dược an toàn hiệu quả
* Đau khớp gối là gì?
Đau khớp gối là triệu chứng báo hiệu nhiều bệnh nghiêm trọng, không thể xem thường. Nếu chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị, người bệnh có nguy cơ bị tàn phế suốt đời. Tuy nhiên, rất nhiều người trẻ hiện nay vẫn đang xem nhẹ triệu chứng đau nơi khớp gối vì nghĩ rằng đây là căn bệnh chỉ phổ biến ở những người già.
* Nguyên nhân gây ra đau khớp gối
+ Viêm khớp: Viêm khớp có nhiều loại, đây là một số loại có thể dẫn đến chứng đau khớp gối.
- Bệnh gout: Đây là một loại viêm khớp dẫn đến nóng, đỏ và đau nặng ở đầu gối. Bệnh gout xảy ra khi cơ thể bạn sản xuất dư axit uric. Axit này tạo ra tinh thể trong khớp của bạn. Gout có thể làm giảm biên độ vận động hoặc làm cho bạn không thể di chuyển.
- Viêm khớp nhiễm trùng: Khi đầu gối của bạn bị nhiễm trùng sẽ gây sưng, đỏ và đau. Các triệu chứng có thể bao gồm sốt. Thông thường không có chấn thương, tổn thương hoặc chấn thương khác xảy ra trước khi viêm khớp nhiễm trùng.
- Viêm đa khớp dạng thấp: Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô của bản thân. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào của cơ thể, bao gồm khớp gối. Đau do viêm đa khớp dạng thấp có thể trở nặng và trở thành mãn tính nhưng cũng có trường hợp nó xuất hiện và sau đó tự biến mất.
- Viêm khớp xương: Viêm khớp xương là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng đau khớp gối. Nó đôi khi được gọi là bệnh thoái hóa khớp. Theo thời gian, đầu gối của bạn sẽ kém linh hoạt, trở nên cứng và đau đớn vì các bề mặt khớp gối bị tổn thương. Nó gây đau khi bạn di chuyển đầu gối hoặc vào cuối ngày, nhưng giảm khi bạn nghỉ ngơi. Sưng cứng do tăng sinh xương hoặc sưng mềm do tích tụ dịch thừa.
+ Chấn thương đầu gối: Chấn thương có thể xảy ra cho đầu gối gây tổn thương cho cơ, dây chằng, gân, xương hoặc sụn.
Cách chữa đau khớp gối bằng thảo dược an toàn hiệu quả
- Gãy xương: Gãy xương rất phổ biến. Bạn có thể bị gãy xương khi bị ngã, bị tai nạn giao thông, bị chấn thương liên quan đến thể thao hoặc thương tích do đánh nhau. Gãy xương có thể dẫn đến đau ở đầu gối, các vết nứt sau đó được điều trị bằng cách cố định đầu gối.
- Rách sụn chêm: Sụn chêm là sụn giữa xương chày và xương đùi. Hai sụn chêm cung cấp hỗ trợ cho đầu gối, giảm va chạm mạnh. Bạn có thể di chuyển linh hoạt mà các xương không phải ma sát với nhau. Sụn chêm có thể bị rách bởi các chuyển động đột ngột.
- Chấn thương ACL: ACL là dây chằng chéo trước. Nó là một trong bốn dây chằng nối xương chày và xương đùi tạo thành khớp gối. Tổn thương ACL xảy ra khi dây chằng bị rách hoặc bị căng quá mức. Tổn thương dây chằng chéo trước gặp nhiều ở các vận động viên thể thao như cầu thủ bóng đá, cầu thủ bóng rổ bởi vì họ phải thay đổi hướng đột ngột nhiều lần mà dây chằng không chịu được.
+ Vấn đề cơ học: Các vấn đề về cơ học có thể dẫn tới đau khớp gối như:
- Đau hông hoặc chân: Đau hông hoặc đau chân có thể làm thay đổi cách bạn đi. Trọng lượng không phân bố đều cho hai đầu gối gây đau đớn.
- Trật xương bánh chè: Trật xương bánh chè xuất hiện khi xương bị gọi là xương bánh chè (xương tam giác) trật khỏi vị trí của nó. Xương bánh chè che phần trước đầu gối nên tình trạng này thường xảy ra ở mặt trước chân. Các triệu chứng thông thường là đau và khó vận động.
* Cách chữa đau khớp gối bằng thảo dược
+ Mật ong và bột quế chữa đau nhức xương khớp mãn tính: Lấy 2 nguyên liệu trên đem pha cùng nhau với nước ấm và uống hằng ngày cũng là cách chữa bệnh xương khớp khá hiệu quả được nhiều người sử dụng.
+ Ngâm chân với nước muối gừng: Pha chút muối và vài lát gừng với nước ấm để ngâm chân mỗi tối sẽ giúp làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân rất tốt, bên cạnh đó chắc chắn sẽ giúp các kinh mạch được giãn ra giúp bạn có một giấc ngủ ngon.
+ Cách chữa đau khớp gối hiệu quả bằng thuốc đắp: Dùng hoa đinh hương và long não đem ngâm với 250ml cồn 90 độ trong 7 ngày sau đó chắt lấy nước dùng bông thấm nước thuốc đó để xoa lên khớp gối hằng ngày vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ để giảm các cơn đau và sưng
Cách chữa đau khớp gối bằng thảo dược an toàn hiệu quả
+ Chữa đau khớp gối bằng rau cần: Lấy khoảng 1 nắm rau cần đã nhặt sạch rửa rồi để ráo nước sau đó đem giã nát lọc lấy nước bỏ bã , nếu cảm thấy chưa quen và khó uống thì bạn có thể cho thêm chút đường vào rồi đun sôi để uống, loại thuốc này có thể giúp cho người bệnh giảm sưng, giảm đau đặc biệt trị phong thấp khớp và viêm khớp tay rất hiệu quả.
+ Cây cỏ xước: Cỏ xước còn được gọi là ngưu tất nam trong y học cổ truyền. Cỏ xước có vị đắng, chua, cay, tính bình, có tác dụng lưu thông máu, tiêu viêm, tăng cường gân cốt, dùng chữa chấn thương tụ máu bầm, đau nhức xương khớp và nhiều căn bệnh khác. Chất achyranthine alkaloids và saponin trong cây cỏ xước có tác dụng chống viêm, giảm đau được Y học đánh giá cao.
Cách 1: Mỗi ngày dùng từ 10 – 16g cỏ xước đem sắc nước uống chữa đau khớp gối, sưng khớp và đau nhức gân cốt.
Cách 2: Cho 12g ngải cứu, 12g thương nhĩ tử, 16g rễ cỏ xước, 16g nhọ nồi, 16g hy thiêm thảo, 20g phục linh, đem sao vàng rồi cho vào ấm sắc với nước 3 lần. Hòa 3 lần nước thuốc với nhau và sắc thêm lần nữa đến khi đặc lại rồi chia ngày uống 3 lần. Uống liên tục hơn 1 tuần sẽ thấy tác dụng.
+ Cây ngải cứu: Cũng giống như lá lốt, ngải cứu là một loại thảo dược dân gian cực kỳ phổ biến. Nhiều gia đình trồng ngải cứu quanh nhà để làm sau ăn hoặc chữa một số căn bệnh thông thường. Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng ôn khí huyết, trừ lạnh, điều kinh, an thai, giảm đau, cầm máu. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học nhận thấy trong ngải cứu chứa các hợp chất chống oxy hóa như flavonoid, cineol, tetradecatrilin, tricosanol… có khả năng kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm, tiêu sưng hiệu quả.
Cách 1: Đem ngải cứu rửa sạch, giã nát, trộn với giấm rồi đun nóng. Chờ ngải cứu nguội bớt thì đem đắp lên đầu gối rồi dùng khăn băng lại, khi nào thuốc nguội thì làm nóng rồi đắp tiếp. Thực hiện liên tục từ 1-2 tuần sẽ thấy đau giảm hẳn.
Cách 2: Rang ngải cứu với muối hạt rồi đắp lên đầu gối, dùng khăn quấn lại. Thực hiện tương tự cách trên giúp chữa đau khớp gối khá tốt.
Cách chữa đau khớp gối bằng thảo dược an toàn hiệu quả
+ Bài thuốc chữa đau khớp gối bằng lá lốt: Để thực hiện bài thuốc chữa đau khớp gối bằng thảo dược lá lốt, bạn có thể sử dụng cả lá lốt tươi hoặc lá lốt khô như sau:
Bài 1: Dùng 5-10g lá lốt khô hoặc 15-30g lá lốt tươi đem sắc với 2 bát nước đến khi còn lại ½ bát thì uống trong ngày. Nên uống khi thuốc còn ấm, sau khi ăn tối, liên tục trong 10 ngày.
Bài 2: Chuẩn bị lá lốt, rễ cỏ xước, dây đau xương, cốt khí củ; mỗi thứ từ 8 – 12g sắc uống hàng ngày.
Bài 3: 30g lá lốt, 30g rễ cây bưởi bung, 30g rễ cây cỏ xước, 30g rễ cây vòi voi (tất cả đều còn tươi), đem thái mỏng, sao vàng. Sắc thuốc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 1 tuần.
Bài 4: Lấy thân và rễ cây lá lốt chặt nhỏ, ngâm trong rượu mạnh trên 40 độ vài ngày rồi đem xoa bóp lên đầu gối bị đau nhức.

Mách bạn:
Bi-Jcare
Bi-Jcare hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị thoát vị đĩa đệm.
- Người bị bong gân, giãn dây chằng
- Người bị viêm khớp cấp và mãn tính
- Người bị thoái hóa khớp, tổn thương khớp.
- Người bị khô khớp, ít dịch nhờn khớp
Bi-Jcare - Giúp nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, làm tăng dịch nhờn bôi trơn các khớp xương, mạnh gân, phục hồi tính linh hoạt của mối liên kết cơ – gân – khớp. Giúp phục hồi và giảm đau trong các trường hợp viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, giãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.

Xem thêm trên Website tại: >>> 
TPCN Bi-Jcare bổ xương khớp của Mỹ
Video về công dụng của Bi-Jcare với hệ xương khớp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét