1. Viêm xương khớp là gì?
Viêm xương khớp là bệnh về khớp chủ yếu ảnh hưởng đến sụn. Sụn là mô trơn bao bọc các đầu xương của khớp. Sụn khỏe mạnh cho phép các xương trượt qua nhau. Sụn cũng giúp làm giảm sốc vận động. Khi bị viêm xương khớp, lớp trên của sụn bị vỡ và mòn đi. Điều này khiến cho các xương dưới sụn cọ xát vào nhau. Việc cọ xát gây đau, sưng và mất khả năng cử động khớp. Theo thời gian, khớp có thể mất đi hình dạng ban đầu của nó. Ngoài ra, các gai xương cũng có thể phát triển trên các cạnh khớp. Các mảnh xương hoặc sụn có thể tróc ra và trôi nổi bên trong khoảng cách giữa hai đầu xương gây đau đớn và thương tổn nhiều hơn.
Hình ảnh minh họa bệnh viêm xương khớp
Người bị viêm xương khớp thường bị đau khớp và vận động kém đi. Không giống như một số dạng viêm khớp khác, viêm xương khớp chỉ ảnh hưởng đến các khớp mà không ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng. Thấp khớp – dạng phổ biến thứ hai của bệnh viêm khớp – ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể ngoài các khớp. Viêm xương khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất.
Vì vậy cần có biện điều trị thích hợp trước khi bệnh có thể gây ra biến chứng như vôi hóa cột sống, giảm khả năng hoạt động, và nặng hơn có thể gây ra liệt.
2. Nguyên nhân, triệu chứng gây nên bệnh viêm xương khớp:
* Nguyên nhân của các bệnh viêm xương khớp:
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm xương khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận động.
Khi tuổi càng cao thì các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương (sụn ở khớp xương được cấu tạo như một lớp đệm giữa hai đầu khớp xương để tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương giúp cho trơn trượt dễ dàng khi chúng ta cử động).
Những người lao động nặng về thể chất lúc còn trẻ, bị tai nạn như đụng xe, ngã té, bong gân hoặc thiếu dinh dưỡng cũng dễ đưa tới tình trạng đau khớp.
* Triệu chứng của các bệnh viêm xương khớp:
Triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh viêm xương khớp là viêm đa khớp, diễn biến kéo dài. Bệnh nhân không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động.
Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ. Cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.
Bệnh viêm khớp dạng thấp diễn biến theo từng đợt. Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn hai, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động.
3. Biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh viêm xương khớp
* Phòng ngừa bệnh viêm xương khớp:
Để phòng tránh bệnh viêm xương khớp chúng ta cần phải chú ý tư thế trong sinh hoạt hàng ngày. Việc này không chỉ tránh gù vẹo cột sống mà còn làm giảm yếu tố nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm. Đối với những người cao tuổi, trung niên không nên chơi thể thao quá sức, không vận động mạnh, xoay người đột ngột, tránh lao động, khuân vác nặng.
Sau mỗi giờ làm việc nên đứng dậy, giải lao, vận động nhẹ nhàng vì ngồi lâu kéo dài trong tư thế gò bó ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng và cũng là yếu tố gây bệnh viêm xương khớp.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, không để bị loãng xương hay béo phì.
* Biện pháp điều trị:
+ Phương pháp thứ nhất: Sử dụng các bài thuốc tự nhiên lưu truyền trong dân gian
Khi người bệnh chớm xuất hiện các các triệu chứng về bệnh xương khớp, người bệnh thường có tâm lý thờ ơ với bệnh, chỉ cho là đau đơn giản. Ban đầu, người bệnh thường tìm đến các phương pháp lưu truyền trong dân gian như sử dụng mật gấu, dầu nóng, đinh lăng, chườm nóng, chườm lạnh… xoa bóp nhằm giảm thiểu các cơn đau
Ưu điểm: Đều sử dụng những sản phẩm từ tự nhiên vì vậy khi người bệnh sử dụng mang lại tính an toàn cao, các nguyên liệu đều dễ tìm với chi phí thấp.
Nhược điểm: Khó thực hiện, thời gian điều trị quá dài, không phải ai cũng có thời gian để duy trì lâu dài; các triệu chứng giảm không đáng kể, việc sử dụng lâu dài mà không có kết quả như vậy gây nên tình trạng bệnh phát triển ngày một nặng thêm và dễ thành mãn tính.
+ Phương pháp thứ hai: Chữa bệnh xương khớp tại các chuyên khoa, bệnh viện
Quá trình điều trị dài bằng các phương pháp tự nhiên không có hiệu quả dẫn đến tình trạng người bệnh có thể đã chuyển sang giai đoạn bệnh lý phức tạp hơn. Trong tâm trạng đó, người bệnh thường đến các bệnh viện công lập hoặc chuyên khoa của các bệnh viện đa khoa để khám và điều trị. Một thực tế tại các bệnh viện Việt Nam là tình trạng quá tải bệnh nhân khiến thời gian thăm khám cho mỗi người bệnh thường rất ngắn. Bác sĩ thường ít căn cứ vào biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân mà chủ yếu dựa vào các kết quả chụp chiếu của máy móc, kết luận bệnh và kê đơn thuốc để bệnh nhân tự điều trị tại nhà. Hiện nay, tùy từng loại bệnh và mức độ mà các bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc sau: Voltaren, Korulac, Mobic, Paracetamol, Artrodar, Diclofenac, Arcoxia, Fenalgic, Ibuprofen, Profenid, Bonlutin…
Ưu điểm: Việc chữa trị trong các chuyên khoa hoặc bệnh viên công lập giúp bệnh nhân yên tâm về mặt tâm lí do ở Việt Nam thường có tâm lí tin tưởng bác sĩ ở các bệnh viện công lập. Bệnh thường thuyên giảm nhanh do phần lớn các thuốc bác sĩ kê là thuốc giảm đau, kháng viêm.
Nhược điểm: Với hàm lượng dược lý mạnh, những thuốc này có tác dụng tức thời, do thuốc giảm đau gây tê liệt hệ dây thần kinh khu vực khớp bị đau, làm cơn đau giảm một cách rõ rệt trong những ngày đầu và giảm hẳn trong khoảng 10 đến 15 ngày, bệnh nhân thường lầm tưởng bệnh của mình đã khỏi. Do đó, bệnh nhân thường ngưng sử dụng thuốc, người bệnh trở về với cuộc sống và công việc hằng ngày. Quá trình này thường không kéo dài lâu vì khi hàm lượng dược lý của thuốc trong cơ thể hết dần, các cơn đau âm ỉ bắt đầu xuất hiện trở lại, người bệnh hoang mang lo lắng không biết giải quyết thế nào vì đã chữa ở bệnh viện của nhà nước mà không khỏi dứt điểm.
+ Phương pháp thứ 3: Vừa an toàn, hiệu quả không tác dụng phụ.
Dùng thuốc điều trị bệnh viêm xương khớp, thực phẩm chức năng Bi-JCare.
Bi-JCare là công thức kết hợp đặc biệt giữa các hợp chất quan trọng nhất để khắc phục tình trạng bệnh lý của xương khớp, kiến tạo, tăng cường và chăm sóc sức khỏe hệ xương khớp. Glucosamine, Chondroitin sulfat, Type II Collagen, Hyaluronic acid, Boswellia Extract, MSM và bột rễ gừng và các muối khoáng, vi lương tạo ra một sản phẩm siêu cường dinh dưỡng khớp, bôi trơn các khớp xương, hỗ trợ cấu trúc của xương, sụn, da và các mô khác trong cơ thể.
Bi-JCare có thể sử dụng cho các đối tượng là người bắt đầu thấy xuất hiện các dấu hiệu sưng, nóng đỏ, đau các khớp, viêm xương khớp, dấu hiệu lão hóa của xương khớp như: đau âm ỉ, mỏi các khớp, đau nhức thường xuyên xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế.
Bi-JCare điều trị bệnh viêm xương khớp hiệu quả
Bi-jcare có tác dụng:
- Giúp nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp.
- Bi-Jcare là một trị liệu lý tưởng cho viêm bao hoạt dịch, viêm xương khớp cấp và mãn, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp và thoái hóa khớp ..
- Giảm đau xương khớp cấp và mãn tính.
- Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
- Hỗ trợ điều trị cơ bản bệnh thoái hóa khớp, còi xương, loãng xương và cải thiện lượng can-xi;
- Tăng tính vững bền của collagen nội bào, duy trì tính đàn hồi của mô liên kết.
- Củng cố bao hoạt dịch, tăng cường sức bên của hệ dây chằng nên hỗ trị điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng, cổ....
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, hi vọng bài viết này là một thông tin tốt, bổ ích cho các bạn, chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, thành công và nhiều niềm vui.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét