Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đôi lần gặp phải tình trạng đau nhức các khớp ngón tay, đặc biệt là đau khớp ngón tay khi ngủ dậy. Đây là biểu hiện thường gặp do bạn nằm ngủ sai tư thế, đè lên tay hoặc do những mệt mỏi của ngày hôm trước đưa tới. Tuy nhiên, nếu triệu chứng nhức khớp ngón tay xảy ra thường xuyên và kéo dài khiến cử động khó khăn thì bạn cần lưu tâm hơn hiện tượng đau khớp ngón tay và dấu hiệu cảnh báo bệnh?
* Hiện tượng đau khớp ngón tay: có thể bắt đầu ở từng ngón như đau nhức khớp ngón tay cái, đau khớp ngón tay trỏ, bị đau khớp ngón tay giữa hay đau khớp ngón tay út. Đau còn kèm theo bị sưng khớp ngón tay làm người bệnh khó cầm nắm hay cử động bàn tay, ngón tay. Rơi vào trường hợp này, người bệnh không khỏi thắc mắc: đau nhức đầu ngón tay là cảnh báo bệnh gì, đau khớp ngón tay cái là cảnh báo bệnh gì,… Có rất nhiều bệnh lý xương khớp được thể hiện sớm qua triệu chứng đau các khớp ngón tay. Sớm “bắt mạch” được bệnh sẽ giúp người bệnh có hướng chữa trị kịp thời và hiệu quả.
* Nguyên nhân gây đau nhức các khớp ngón tay: có thể là chấn thương ở bàn tay do té ngã khi chơi thể thao, tai nạn lao động... Tai nạn này có thể làm gãy xương, trật khớp hoặc gây tổn thương đến cơ hay sụn khớp và xương dưới sụn từ đó gây đau nhức. Các bệnh lý về cơ- xương khớp thường ảnh hưởng đến hoạt động của các dây thần kinh, nên gây ra triệu chứng đau khớp ngón tay. Ví dụ, hội chứng ống cổ tay gây chèn ép các dây thần kinh ở cổ tay cũng làm ảnh hưởng đến các ngón tay khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, tê tay, khó khăn khi cầm nắm, cơn đau liên tục tiếp diễn ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi. Các căn bệnh khác như viêm khớp dạng thấp, loãng xương, loạn dưỡng cơ bắp, bệnh đa xơ cứng, khối u… cũng làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh, cơ bắp ở cánh tay và bàn tay gây nhói đau các ngón tay, đau khi co duỗi các ngón, khó khăn khi viết, đánh máy, cầm nắm, run tay…
Đặc biệt, bệnh lý xương khớp phổ biến nhất gây ra triệu chứng đau nhức các khớp ngón tay là thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay và thường gặp ở những người trung niên, cao tuổi. Trong đó, nữ giới chiếm tới 2/3 tỉ lệ những người mắc bệnh này.
>> Tuổi tác: Theo các chuyên gia, tuổi càng cao thì bệnh thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay lại càng gia tăng đến mức báo động. Điển hình của thoái hóa khớp là sự tổn thương của sụn khớp và xương dưới sụn tại bàn tay, ngón tay. Đặc biệt, ở nữ giới sự tổn thương của bộ đôi sụn khớp và xương dưới sụn diễn ra nhanh hơn so với nam giới vì sự rối loạn các hormone sinh dục nữ, cộng với việc thường xuyên sử dụng đôi tay để làm các công việc nội trợ như giặt giũ, nấu ăn,… khiến cho sụn khớp nhanh chóng bị bào mòn, cùng lúc ấy xương dưới sụn cũng bị tổn thương và bị biến đổi cấu trúc.
>> Béo phì, loãng xương, đái tháo đường… cũng là nhân tố cộng thêm làm đẩy nhanh quá trình thoái hóa sụn khớp và xương dưới sụn. Một khi sụn khớp không còn giữ được độ dày, sự chắc khỏe và trơn bóng để làm lớp đệm, chống sốc cho khớp mà trở nên mềm, nứt, bong tróc và sần xùi. Đồng thời phần xương dưới sụn cũng bị loang lổ, hình thành các gai xương khiến người bệnh sẽ cảm thấy các ngón tay của mình bị tê, khó cử động. Nhiều trường hợp có hiện tượng sưng, đau không thể cầm nắm hay bị cứng khớp ngón tay sau khi ngủ dậy. Một số khác có nổi những cục cứng như xương ở khớp ngón tay, gây biến dạng bàn tay, xơ cứng ngón tay khiến người bệnh dần dần mất khả năng hoạt động của bàn tay.
Do đó, các chuyên gia khuyên, người bệnh nên đi khám chuyên khoa cơ - xương khớp để có phương pháp chữa trị kịp thời và tối ưu nhất. Ngoài ra, người bệnh cũng nên chủ động chăm sóc sức khỏe sụn khớp và xương dưới sụn ngay từ sớm để làm chậm thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp bàn tay và khớp ngón tay.
Hiện nay, Y học đã có nhiều bước tiến giúp con người sớm phát hiện, chủ động phòng và điều trị bệnh xương khớp. Thực phẩm chức năng giúp điều trị bệnh lý về xương khớp là 1 trong những thành tựu của Y học hiện đại. Ở đây tôi giới thiệu cho các bạn sản phẩm bổ xương khớp Bi-Jcare có công thức kết hợp giữa các dược chất đặc biệt nhất để khắc phục tình trạng bệnh lý của xương khớp, kiến tạo, tăng cường và chăm sóc sức khỏe hệ xương khớp gồm: Glucosamine, Chondroitin sulfat, Type II Collagen, Hyaluronic acid, Boswellia Extract, MSM và bột rễ gừng và các muối khoáng, vi lương tạo ra một sản phẩm siêu cường bổ dưỡng cho khớp, bôi trơn các khớp xương, hỗ trợ cấu trúc của xương, sụn, da và các mô khác trong cơ thể.
Bi-JCare có thể sử dụng cho các đối tượng là người bắt đầu thấy xuất hiện các dấu hiệu sưng, nóng đỏ, đau các khớp ngón tay, bàn chân, gối…., thoát vị đĩa đệm, dấu hiệu lão hóa của xương khớp như: đau âm ỉ, mỏi các khớp, đau nhức thường xuyên xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế.
Bi-jcare có tác dụng
- Giúp nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp.
- Bi-Jcare là một trị liệu lý tưởng cho viêm bao hoạt dịch, viêm xương khớp cấp và mãn, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp và thoái hóa khớp ..
- Giảm đau xương khớp cấp và mãn tính.
- Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
- Hỗ trợ điều trị cơ bản bệnh thoái hóa khớp, còi xương, loãng xương và cải thiện lượng can-xi;
- Tăng tính vững bền của collagen nội bào, duy trì tính đàn hồi của mô liên kết.
- Củng cố bao hoạt dịch, tăng cường sức bên của hệ dây chằng nên hỗ trị điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng, cổ....
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, hi vọng bài viết này là một thông tin tốt, bổ ích cho các bạn, chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, thành công và nhiều niềm vui.
Có thể bạn quan tâm: Bênh viêm xương khớp nên ăn gì và không nên ăn gì?; Các thực phẩm tốt giúp điều trị bệnh xương khớp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét